Nhãn là loại cây trồng chủ lực của huyện Sông Mã, toàn huyện có gần 6.000 ha nhãn, trong đó diện tích cho sản phẩm là 4.223 ha, sản lượng đạt khoảng 35 nghìn tấn quả tươi/năm. Để tiêu thụ sản phẩm cho nhãn, huyện Sông Mã đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung xây dựng các vùng trồng nhãn an toàn, đủ điều kiện xuất khẩu.
Sông Mã có gần 190 ha nhãn đủ điều kiện xuất khẩu.
Theo thông tin của tỉnh Sơn La, ngày 25/8 tới sẽ bắt đầu thu hoạch vụ nhãn kéo dài đến hết tháng 9 với tổng diện tích 12.257 ha, trong đó diện tích nhãn cho quả là 7.826 ha, sản lượng ước đạt 61.230 tấn, tập trung ở các huyện: Sông Mã, Yên Châu, Mai Sơn, Mộc Châu. Sơn La đã xây dựng được 15 chuỗi sản xuất nhãn an toàn với sản lượng hơn 4.000 tấn, trong đó, có khoảng 2.000 tấn được sản xuất theo quy trình VietGAP và 500 tấn được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu
Vườn nhãn trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP tại xã Chiềng Khoong (Sông Mã).
Riêng huyện Sông Mã đã xây dựng được gần 190 ha nhãn đủ điều kiện xuất khẩu, tập trung tại 12 hợp tác xã trên địa bàn huyện. Trong đó, có 22,3 ha nhãn được cấp mã số vùng trồng, sản lượng hàng năm ước đạt 220 tấn; 166 ha nhãn được chứng nhận theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP), sản lượng hàng năm ước đạt 930 tấn.
Trong năm 2018, huyện Sông Mã dự kiến sẽ xuất khẩu 10 tấn nhãn sang thị trường Australia, Mỹ và Trung Quốc. Hiện tại huyện đang tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp, tập đoàn với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cây ăn quả để xuất khẩu nhãn.
Sông Mã dự kiến sẽ xuất khẩu 10 tấn nhãn sang thị trường Australia, Mỹ và Trung Quốc.
Các doanh nghiệp dự kiến tham gia xuất khẩu nhãn Sông Mã gồm: Công ty TNHH Một thành viên Thanh Tùng - Sơn La; Công ty TNHH đặc sản Tây Bắc tại Lào Cai; Công ty TNHH Cánh đồng vàng tại Lạng Sơn; Công ty TNHH Agricare Việt Nam... và các doanh nghiệp Trung Quốc.
0 nhận xét: