Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Nhãn Ido bén rễ trên đất Cù Lao Dung

Mặc dù Ido là giống nhãn Thái Lan nhưng mấy năm gần đây đã “bén rễ” ở vùng đất Cù Lao Dung, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các giống nhãn khác tại địa phương và được người tiêu dùng ưa chuộng. Qua đó đã từng bước khẳng định, đây là loại cây trồng đầy tiềm năng.
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, Trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, nhãn Edor, nhãn Ido, nhãn ghép, nhãn da bò, nhãn An Thạnh, nhãn Cù Lao Dung, nhãn Sóc Trăng, trồng nhãn
Khi nhãn Ido cho trái ổn định thì đạt khoảng 3,5 đến 4 tấn/công, năng suất cao gấp đôi nhãn da bò.
Trước khó khăn của cây mía, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đang có nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi một phần diện tích sang trồng các loại cây ăn trái, trong đó có nhãn Ido.

Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung Nguyễn Văn Đắc cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang khuyến khích người dân chuyển đổi đa dạng hóa các loại cây trồng nhưng tùy theo khả năng của bà con. Nhãn Ido tuy mới phát triển ở địa phương nhưng cho thấy khả năng vượt trội; không những phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng mà chất lượng sản phẩm cũng cao hơn so với các giống nhãn khác. Chúng tôi đang vận động bà con trồng, hỗ trợ 50% cây giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để bà con an tâm chuyển đổi”.

Trong các buổi hội thảo chuyển giao khoa học về mô hình trồng cây ăn trái do ngành nông nghiệp huyện tổ chức, chúng tôi có dịp được tham quan vườn nhãn của anh Trần Văn Phục ở ấp Bình Du B, xã An Thạnh 2. Những năm trước, anh Phục cũng trồng mía nhưng thấy hiệu quả kinh tế không cao, nên anh bỏ mía trồng nhãn da bò. Sau này, do nhãn da bò giá cả bấp bênh và dễ bị sâu hại nên anh Phục đã mạnh dạn từ bỏ giống nhãn đã gắn bó hơn 20 năm để chuyển sang trồng nhãn Ido.

Anh Phục tâm sự: “Cách đây 4 năm, qua một người bạn giới thiệu nên tôi đã tìm đến giống nhãn Ido. Sau đó, dành hơn một năm học hỏi, nghiên cứu kỹ thuật, nhu cầu thị trường rồi mới quyết định chuyển sang trồng giống nhãn Ido. Lúc mới trồng do thiếu kỹ thuật nên cũng gặp nhiều khó khăn, sau này vừa trồng vừa rút kinh nghiệm, thấy nhãn Ido mang lại lợi nhuận cao hơn các giống nhãn khác”.
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, Trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, nhãn Edor, nhãn Ido, nhãn ghép, nhãn da bò, nhãn An Thạnh, nhãn Cù Lao Dung, nhãn Sóc Trăng, trồng nhãn
Anh Phục ghép mô nhãn Edor (thường gọi là Ido) lên cây nhãn da bò. 
Là người tiên phong đưa giống nhãn Ido về địa phương trồng, nên anh Phục hiểu từng đặc tính của cây. Theo anh, nhãn Ido có ưu điểm tỷ lệ đậu trái cao, ít bị bệnh chổi rồng, trái có độ ngọt thanh, ít nước, cơm ráo và dày nên được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt, nhãn Ido có thể xử lý kéo dài thời gian thu hoạch mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái. Một năm có hai vụ chính để trồng cây nhãn thích hợp nhất, đó là đầu và cuối mùa mưa.

Nhãn Ido có thể trồng bằng nhánh chiết hoặc ghép. Tuy nhiên, đòi hỏi người trồng phải tuân thủ quy trình kỹ thuật. Trước khi trồng phải cải tạo đất bằng cách rửa phèn và lên liếp cao để tránh thối rễ, chết cây. Khâu chăm sóc rất quan trọng, đặc biệt nước và phân phải được đảm bảo hài hòa thì cây phát triển tốt. Từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng hơn 3 năm và sau đó xử lý thì nhãn có thể ra trái quanh năm.

Hiện tại, gia đình anh Trần Văn Phục có gần 3ha trồng nhãn Ido, khoảng 1.500 cây. Vườn nhãn được anh Phục đầu tư hệ thống tự động hóa từ khâu tưới nước tới bón phân nên giảm rất nhiều sức lao động, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Tuy mới thu hoạch vụ nhãn đầu được hơn 20 ngày nhưng anh Phục đã thu được hơn chục tấn trái.

Anh Phục chia sẻ: “Khi nhãn mới cho trái, năng suất đạt 2,5 tấn/công nhưng khi nhãn cho trái ổn định thì đạt khoảng 3,5 - 4 tấn/công, nếu so sánh thì năng suất nhãn Ido cao gấp đôi nhãn da bò. Hiện tại, tôi bán nhãn tại vườn cho thương lái ở các tỉnh: Vĩnh Long, Đồng Tháp với giá dao động 28.000 đồng - 34.000 đồng/kg và cũng tùy thời điểm mà giá nhãn có thể tăng cao hơn nữa. Sau khi trừ chi phí, một công nhãn lời trên 50 triệu đồng. Qua tìm hiểu được biết, hiện tại cung không đủ cầu, vì nhu cầu thị trường xuất khẩu rất lớn”.
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, Trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, nhãn Edor, nhãn Ido, nhãn ghép, nhãn da bò, nhãn An Thạnh, nhãn Cù Lao Dung, nhãn Sóc Trăng, trồng nhãn
Ngành chức năng hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng nhãn Ido ở Cù Lao Dung.
Ngoài việc trồng và phát triển cây nhãn của gia đình, anh Phục còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con địa phương cùng trồng để nhân rộng mô hình. Chính vì vậy, vườn nhãn của gia đình anh được nhiều người đến tìm hiểu, tham quan học hỏi. Hiện tại, huyện Cù Lao Dung có Hợp tác xã Nông nghiệp An Phú Hưng, thu hút 32 xã viên, trồng 50ha nhãn da bò và 30ha trồng nhãn Ido. Do hiệu quả nhãn Ido cao, giá cả ổn định nên nhiều xã viên và bà con nông dân đang chuyển dần sang trồng nhãn Ido để thay thế cây mía.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Đắc cho biết thêm: “Để nhãn Ido cũng như các loại cây ăn trái khác phát triển bền vững thì địa phương đang xây dựng dự án, mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển vùng nguyên liệu, hướng tới xây dựng thương hiệu, phát triển theo quy trình sản xuất sạch để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện được những giải pháp đó thì vấn đề thay đổi tư duy sản xuất của bà con từ nhỏ lẻ sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa là yếu tố quan trọng, góp phần chuyển đổi cây trồng phù hợp, hiệu quả để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, an toàn tại địa phương”.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: