Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn, chú trọng đầu tư đưa các giống cây ăn quả có múi vào trồng, cho thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo, điển hình là mô hình trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh.
Ông Trịnh Kim Thành, thôn Minh Đức, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa), cho biết: Vườn cây ăn quả của gia đình có diện tích 5 sào, trồng hơn 150 cây bưởi Diễn và da xanh. Hiện 60 cây bưởi trồng thử nghiệm ban đầu đã cho quả mùa thứ 2, chất lượng tốt, quả sai và ngọt, cá biệt có những cây đậu từ 80 đến 100 quả. Dịp tết âm lịch 2018 vừa qua, thương lái đến tại vườn mua với giá 25.000 đồng/quả không kể to nhỏ, cho lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng.
Ông Thành chia sẻ thêm: Để trồng bưởi Diễn ngon, trước hết phải chọn mua được loại cây giống chất lượng, được chiết từ cành trung tán. Khi trồng, chú ý phải trồng cách mặt nước ngầm khoảng 50cm bởi đây là loại cây dễ chết vì ngập úng. Hàng năm, sau khi thu hoạch quả phải chăm bón cho cây bằng các loại phân bón lót. Ngoài ra, nghiền ngô, đậu tương trộn với phân lân để bón cho cây, tưới nước giữ ẩm và cắt, tỉa cành cho cây. Đến tháng giêng, tháng 2 khi cây ra hoa, đậu quả thì bổ sung thêm phân NPK, phân hóa học. Khoảng tháng 4 – 5 âm lịch thì tỉa bớt quả nhỏ, vẹo. Từ lúc này đến khi thu hoạch thì phải thường xuyên kiểm tra cây, quả để sớm phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, bổ sung thêm phân bón cho những cây yếu.
Anh Nguyễn Xuân Khải, thôn Xuân Thái, xã Yên Thọ (Yên Định), cho biết: Lúc đầu, trên diện tích 10 ha đất vườn của gia đình trồng các loại cây, như: Mía, nhãn, vải... và các loại cây ăn quả khác, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, gia đình quyết định phá bỏ diện tích trồng cây ăn quả trên và cải tạo lại vườn. Ban đầu, gia đình trồng thử nghiệm khoảng 200 cây bưởi Diễn. Sau thời gian trồng thử nhận thấy cây bưởi Diễn phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, nên tôi đã quyết định trồng thêm 3.000 cây.
Anh Khải chia sẻ thêm: Trồng bưởi Diễn không khó nhưng để có năng suất, chất lượng cao, cần chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật cả trước và sau khi thu hoạch, thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Khi cây bưởi đang hình thành quả không nên tưới nhiều nước để cây tập trung dinh dưỡng vào quả, vị ngọt sẽ đậm hơn và màu sắc đẹp hơn. Quả có thể bảo quản lâu ngày, càng héo vị càng ngọt đậm và là nông sản sạch nên được thị trường ưa chuộng. Năm vừa qua, trang trại của gia đình thu hoạch được hơn 150 tấn bưởi Diễn, thương lái ở trong và ngoài tỉnh đến tận vườn thu mua, lợi nhuận đạt gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra, gia đình còn trao tặng 4.000 quả bưởi Diễn cho cán bộ, chiến sĩ đang đóng quân trên quần đảo Trường Sa.
Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND huyện Yên Định, cho biết: Trên cơ sở thành công bước đầu, phòng NN&PTNT đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn tập trung, phối hợp mở các lớp tập huấn hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc cây bưởi, để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.
Mô hình trồng bưởi Diễn Farm plut, thôn Xuân Thái, xã Yên Thọ (Yên Định). |
Ông Thành chia sẻ thêm: Để trồng bưởi Diễn ngon, trước hết phải chọn mua được loại cây giống chất lượng, được chiết từ cành trung tán. Khi trồng, chú ý phải trồng cách mặt nước ngầm khoảng 50cm bởi đây là loại cây dễ chết vì ngập úng. Hàng năm, sau khi thu hoạch quả phải chăm bón cho cây bằng các loại phân bón lót. Ngoài ra, nghiền ngô, đậu tương trộn với phân lân để bón cho cây, tưới nước giữ ẩm và cắt, tỉa cành cho cây. Đến tháng giêng, tháng 2 khi cây ra hoa, đậu quả thì bổ sung thêm phân NPK, phân hóa học. Khoảng tháng 4 – 5 âm lịch thì tỉa bớt quả nhỏ, vẹo. Từ lúc này đến khi thu hoạch thì phải thường xuyên kiểm tra cây, quả để sớm phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, bổ sung thêm phân bón cho những cây yếu.
Anh Nguyễn Xuân Khải, thôn Xuân Thái, xã Yên Thọ (Yên Định), cho biết: Lúc đầu, trên diện tích 10 ha đất vườn của gia đình trồng các loại cây, như: Mía, nhãn, vải... và các loại cây ăn quả khác, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, gia đình quyết định phá bỏ diện tích trồng cây ăn quả trên và cải tạo lại vườn. Ban đầu, gia đình trồng thử nghiệm khoảng 200 cây bưởi Diễn. Sau thời gian trồng thử nhận thấy cây bưởi Diễn phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây, nên tôi đã quyết định trồng thêm 3.000 cây.
Vườn bưởi Diễn của ông Trịnh Đình Hồng tại xã Yên Ninh, Yên Định. |
Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND huyện Yên Định, cho biết: Trên cơ sở thành công bước đầu, phòng NN&PTNT đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn tập trung, phối hợp mở các lớp tập huấn hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc cây bưởi, để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.
0 nhận xét: