Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Phù Lưu: Nhân rộng giống cam không hạt

Bằng phương pháp tuyển chọn, nhân giống bằng mắt ghép, Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc đã tuyển chọn được một số cây cam không hạt trên địa bàn huyện Hàm Yên. Đề tài do PGS.TS Đào Thanh Vân, Giám đốc Trung tâm thực hiện từ tháng 1-2015 đến tháng 12-2017 đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Đặc sản Tuyên Quang, Trái cây Tuyên Quang, Đặc sản Tây Bắc, Trái cây núi rừng, cam sành không hạt, LĐ6, cam Phù Lưu, cam Hàm Yên, cam Tuyên Quang, trồng cam
Ông Hoàng Đức Phùng, thôn Táu, xã Phù Lưu bên cây cam không hạt của gia đình.
Gia đình ông Hoàng Đức Phùng, thôn Táu, xã Phù Lưu trồng cam từ năm 1978, mỗi quả chỉ có từ 3 - 5 hạt. Ông cho biết: Cây cam của gia đình quả to, tròn, ngọt sắc, hàng năm đều cho từ 300 - 500 kg quả, giá bán cũng cao hơn khoảng 2.000 đồng/1kg so với cây cam sành bình thường.

Cây cam sành Hàm Yên có hiệu quả kinh tế cao nhưng nhược điểm là nhiều hạt, vỏ dày nên khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Để tìm được cây cam đầu dòng tại gia đình ông Phùng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 20 cây cam tại 15 thôn thuộc 6 xã của huyện và quyết định lựa chọn lấy mắt ghép nhân rộng.

Theo PGS.TS Đào Thanh Vân, Chủ nhiệm đề tài, cây cam sành không hạt được chọn có vỏ mỏng và không bị sần so với cam sành có hạt, độ brix (tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng đường saccharose và khối lượng dung dịch nước đường) của quả đạt 7,5- 8,0%; tỷ lệ nước của quả đạt 40 - 42% cao hơn so với giống cam sành thông thường. Đặc tính nổi bật là toàn bộ các quả cam đều chỉ có từ 3 - 5 hạt, ít hơn cam sành thông thường từ 15 - 18 hạt. Tép của quả cam có màu vàng đậm, đẹp hơn so với cam sành thông thường.
Đặc sản Tuyên Quang, Trái cây Tuyên Quang, Đặc sản Tây Bắc, Trái cây núi rừng, cam sành không hạt, LĐ6, cam Phù Lưu, cam Hàm Yên, cam Tuyên Quang, trồng cam
Cam sành không hạt LĐ6  trồng tại Cái Bè, Tiền Giang.
Sau 2 năm triển khai, dự án đã nhân rộng được khoảng 1.000 gốc ghép, hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến sẽ cho quả đầu vào vụ cam năm 2018. Ngoài ra, việc nhân giống thành công giống cam không hạt bản địa, nhóm thực hiện cũng đưa thêm giống cam không hạt gồm: Cam sành LĐ6, cam mật không hạt, cam V2 không hạt cùng trồng thử nghiệm trên đất Yên Lâm và Tân Thành và đã chọn được giống cam LĐ6 có đặc điểm sinh trưởng và chất lượng quả tương đồng cam sành Hàm Yên.

Đặc biệt, với giống cam sành không hạt LĐ6 sau 3 năm trồng có thể thu hoạch được khoảng 10 tấn quả/ha, nếu với giá bán 25.000 đồng/kg, bà con nông dân có thể thu được khoảng 250 triệu đồng/ha. Quả cam sành không hạt LĐ6 được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khi phân tích không phát hiện có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng. 

Việc nghiên cứu các giống cam không hạt sẽ dần thay thế cho cây cam sành có hạt hoặc trồng mới, thay thế các loại cây trồng có năng suất và giá trị thấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng tới mục tiêu xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: