Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Khan hiếm nguồn nguyên liệu trái giác

Đã vào cao điểm của mùa thu hoạch trái giác rừng U Minh Hạ, tuy nhiên, những ngày qua cơ sở thu mua trái giác của ông Danh Riêng (Ấp 4, xã Khánh Thuận, huyện U Minh) có lượng trái giác mua vào ít hơn rất nhiều so với những năm trước. Ngoài sản xuất rượu, trái giác còn được dùng làm mứt nên nhu cầu nguyên liệu rất lớn.
Đặc sản Cà Mau, Trái cây Cà Mau, đặc sản trái cây, trái cây miền Tây, trái cây rừng, Trái cây độc lạ, trái cây quý hiếm, nho rừng, trái giác, trái giác rừng U Minh, trái giác Cà Mau, thu hái trái giác, rừng tràm U Minh Hạ
Ông Danh Riêng kiểm tra kỹ nguyên liệu trái giác trước khi vận chuyển về  công ty sản xuất rượu.
Mùa trái giác chín rộ trên rừng tràm U Minh Hạ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối năm âm lịch. Vào thời điểm này, hàng chục hộ dân ở xã Khánh Thuận và một số xã khác trong huyện U Minh rủ nhau đi hái trái giác kiếm thêm thu nhập. Nhiều năm nay, Công ty Cổ phần Sản xuất thương mại và dịch vụ Sơn Phát (Công ty Sơn Phát) ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đặt cơ sở thu mua tại Ấp 4, xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Đó là cơ sở thu mua trái giác của ông Danh Riêng (Út Riêng) mỗi năm thu mua hàng chục tấn trái giác để cung cấp cho Công ty Sơn Phát. Cơ sở này hoạt động gần 8 năm nay, đã thu mua hàng trăm tấn trái giác của người dân thu hái được.

Nguyên liệu trái giác thu mua vào phải là trái chín, lặt sạch. Sau khi thu mua, nguyên liệu được đựng trong bọc ni-lông, ướp thêm ít đường, đưa vào thùng nhựa đậy kín để ủ. Thu mua được khoảng 15 tấn thì ông Út Riêng vận chuyển về công ty một lần. Giá trái giác tươi thu mua vào tại cơ sở của ông Út Riêng hiện nay là 8.000 đồng/kg.

Tuy giá cả khá cao và ổn định như vậy nhưng cơ sở này hiện vẫn đang khan hàng. Theo ông Út Riêng, sản lượng trái giác chín năm nay sụt giảm so với những năm trước. Đã hơn 2 tháng qua, kể từ khi vào mùa thu hoạch trái giác nhưng cơ sở của ông thu mua chưa được 20 tấn nguyên liệu. Cùng thời điểm này của những năm trước, sản lượng thu mua phải vài chục tấn. Nguyên nhân sản lượng sụt giảm được những người đi thu hái cho biết, do thời gian gần đây, cây rừng có giá nên chủ rừng làm vệ sinh, dọn dẹp dây leo. Một số chủ đất khó tính thì ngăn cản không cho dân vào hái, vì họ sợ ảnh hưởng đến cây rừng.
Đặc sản Cà Mau, Trái cây Cà Mau, đặc sản trái cây, trái cây miền Tây, trái cây rừng, Trái cây độc lạ, trái cây quý hiếm, nho rừng, trái giác, trái giác rừng U Minh, trái giác Cà Mau, thu hái trái giác, rừng tràm U Minh Hạ
Trái giác tròn, nhỏ và đơm thành chùm, trái sống có màu xanh, chín có màu đen thẫm. 
Anh Nguyễn Văn Đà, Ấp 4, xã Khánh Thuận, là người có "thâm niên" hái trái giác gần 7 năm nay, từ ngày cơ sở thu mua của ông Út Riêng mới hoạt động. Do chịu khó đi xa và không ngại nguy hiểm nên sản lượng trái giác của anh Đà và vợ anh lúc nào cũng nhiều hơn những hộ khác. "Khu vực Lâm trường 1 hiện nay trái giác còn nhiều, vì ít người đi hái. Tôi và vợ tôi hái khu vực đó được gần 130 kg, kiếm được hơn 1 triệu đồng. Riêng năm rồi tôi kiếm được hơn 40 triệu đồng", anh Đà tiết lộ. Khu vực mà anh Đà nói cách nhà anh hơn 20 cây số, chạy vỏ máy, qua cống đập phải mất gần 2 tiếng mới tới nơi. "Đi xa, tốn tiền xăng nhưng hái được nhiều là vui rồi", anh cười thật thà.

Cũng theo người đàn ông này, những người đi hái trái giác bị ong rừng đốt xảy ra như "cơm bữa". Bản thân anh cũng nhiều lần bị ong vò vẽ đốt, tính ra hàng chục vết. "Khi mình mải mê càn rừng để hái trái giác không cảnh giác thì dễ đạp vào tổ ong. Sợ nhất là ong vò vẽ hay ong nghệ, hai loại này đánh rất đau và sưng lâu. Có người phải nằm ở nhà dưỡng bệnh cả tuần vì bị ong vò vẽ đánh một lần mười mấy vết", anh Đà kể.

Những người đi hái trái giác bán cho ông Út Riêng đa số đều ở Ấp 4, xã Khánh Thuận, gần cơ sở của ông, trong đó có nhiều hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập từ hái trái giác đã giúp nhiều hộ có tiền trang trải cuộc sống, mua sách vở cho con. Hộ anh Nguyễn Văn Miền và chị Nguyễn Hồng Cẩm nằm trong số hộ nghèo này. Gia đình anh Miền không có đất sản xuất, công việc hằng ngày là đi làm mướn. 
Đặc sản Cà Mau, Trái cây Cà Mau, đặc sản trái cây, trái cây miền Tây, trái cây rừng, Trái cây độc lạ, trái cây quý hiếm, nho rừng, trái giác, trái giác rừng U Minh, trái giác Cà Mau, thu hái trái giác, rừng tràm U Minh Hạ
Vào thời điểm này, nhiều hộ dân ở huyện U Minh tranh thủ đi hái và bán cho các cơ sở thu mua.
Khi đến mùa hái trái giác, anh Miền bỏ công việc làm mướn để đi thu hái, vì nghề này cho thu nhập cao hơn làm mướn. Hiện nay, mỗi ngày anh kiếm được từ 200.000-400.000 đồng từ hái trái giác. Cứ mỗi sáng sớm, anh Miền một mình đi hái trái giác (vì chị Cẩm đang nuôi con nhỏ), tới xế chiều anh Miền về, hai vợ chồng cùng nhau lặt trái chín. Công việc cứ thế trôi qua và gia đình anh Miền có thu nhập khoảng 20 triệu đồng mỗi năm, mức thu nhập không hề dễ kiếm ở vùng nông thôn.

Theo thông tin từ Công ty Sơn Phát, sắp tới, công ty sẽ phối hợp với huyện U Minh đặt thêm nhà máy sơ chế trái giác tại xã Nguyễn Phích, nơi có nguồn nguyên liệu trái giác rất lớn mà những năm qua người dân chưa khai thác hết.


Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: