Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

An Giang: Thơm ngát hương thị Bảy Núi

Tháng 8 về vùng Bảy Núi, không khó để bắt gặp những cây thị cho trái chín vàng, căng mọng, hương thơm phảng phất...
Trái cây An Giang, Đặc sản An Giang, Đặc sản miệt vườn, Đặc sản Bảy Núi, Trái cây Bảy Núi, Quả thị, Trái thị, thị sáp, thị lục sáp, thị muộn, Thị rừng, Thị mười nhị, Diospyros decandra Lour., Thị Bảy Núi, trồng Thị
Ở Bảy Núi, cây thị mọc tự nhiên rải rác nhiều nơi. Những năm gần đây, cây thị đã trở thành “cây kinh tế”, được người dân xứ núi trồng xen với các loại cây ăn trái khác. 

Không cần chăm bón nhiều, cây thị vẫn phát triển xanh tốt và cho trái sai. Mỗi năm, cây cho trái một lần, kéo dài hơn 2 tháng. 
Trái cây An Giang, Đặc sản An Giang, Đặc sản miệt vườn, Đặc sản Bảy Núi, Trái cây Bảy Núi, Quả thị, Trái thị, thị sáp, thị lục sáp, thị muộn, Thị rừng, Thị mười nhị, Diospyros decandra Lour., Thị Bảy Núi, trồng Thị
Một cây thị bao giờ cũng có số ít trái đặc biệt, người bản địa gọi là thị “bánh xe”. Loại thị này trái nhỏ, dẹt, có màu vàng đậm, ăn ngọt, rất ngon và không có hạt, nên được phân loại bán riêng.

Từ TP Châu Đốc đến xã An Cư (Tịnh Biên), rồi ngược về hướng Tri Tôn, đâu đâu cũng dễ dàng nhận diện mùi thơm nồng đặc trưng của trái thị.
Trái cây An Giang, Đặc sản An Giang, Đặc sản miệt vườn, Đặc sản Bảy Núi, Trái cây Bảy Núi, Quả thị, Trái thị, thị sáp, thị lục sáp, thị muộn, Thị rừng, Thị mười nhị, Diospyros decandra Lour., Thị Bảy Núi, trồng Thị
Thị được bán ven đường, có giá thị dao động từ 10.000 – 25.000 đồng/kg, đem lại thu nhập khoảng 200.000 đồng/ngày cho người dân xứ núi. 
Trái cây An Giang, Đặc sản An Giang, Đặc sản miệt vườn, Đặc sản Bảy Núi, Trái cây Bảy Núi, Quả thị, Trái thị, thị sáp, thị lục sáp, thị muộn, Thị rừng, Thị mười nhị, Diospyros decandra Lour., Thị Bảy Núi, trồng Thị
Thị chín có mùi thơm nồng, nhưng dịu nhẹ, nên ai cũng thích đưa lên mũi ngửi, hít hà như câu: “Thị ơi, thị rơi bị bà, để bà ngửi, chứ bà không ăn”.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: