Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Bến Tre triển khai thực hiện chương trình OCOP

Bến Tre là 1 trong 12 tỉnh chỉ đạo điểm của Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020. Thực hiện chương trình này, đến nay Bến Tre đã xây dựng và hoàn thành Đề án thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Tỉnh cũng đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP tiếp cận các thị trường tiêu thụ tiềm năng. Đặc biệt, tỉnh rất tích cực tham gia trưng bày các sản phẩm tại các hội chợ OCOP trong và ngoài tỉnh.
đặc sản Bến Tre, trái cây Bến Tre, trái cây miệt vườn, trái cây đồng khởi, chương trình OCOP, xoài tứ quý Thạnh Phong, xoài tứ quý Thạnh Hải, xoài tứ quý Thạnh Phú, xoài tứ quý Bến Tre, xoài tứ quý đồng khởi, xoài tứ quý miền Tây, xoài tứ quý bao trái, trồng xoài tứ quý
Nông dân Thạnh Phong chăm sóc cây xoài đang ra trái.

Có sản phẩm sạch nhưng khó khăn đầu ra


Theo ông Bùi Văn Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế như: tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN), hộ sản xuất cá thể thực hiện. Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phải có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa. Đặc biệt, đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương…

Sản phẩm OCOP của tỉnh Bến Tre tập trung vào 6 nhóm/ngành hàng chính, gồm: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng và nhóm sản phẩm nông nghiệp, truyền thống khác.

Sản phẩm OCOP được đánh giá chất lượng theo 5 hạng, trong đó, hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Ông Bùi Văn Lâm cũng nhìn nhận việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Điển hình tại Thạnh Phong - một xã ven biển thuộc tiểu vùng 3 của huyện Thạnh Phú. Những năm gần đây, nông dân Thạnh Phong đã chuyển dịch cơ từ cây màu sang trồng xoài tứ quý. Tính đến cuối năm 2018, diện tích xoài tứ quý của xã đã đạt 250ha, trong đó có hơn 100ha xoài đang cho trái, năng suất trung bình 40 tấn/ha.

Sản phẩm xoài của Thạnh Phong có thể xem là sản phẩm sạch, bởi nông dân chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ và sử dụng túi vải bao trái, hạn chế tối đa dịch bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện nay, đầu ra trái xoài vẫn phụ thuộc chủ yếu vào thương lái thu mua và vận chuyển đến các công ty ở Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Tại xã, chưa có sản phẩm nào được sơ chế hay chế biến từ trái xoài nên giá xoài cũng không ổn định.

Trước thực tế này, vào tháng 12-2016, HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong được thành lập. Tháng 1-2019, nhà xưởng được đua vào hoạt động. Sản phẩm chủ yếu mà HTX hướng tới là xoài trái và xoài sấy. Tuy nhiên, kết quả tự đánh giá chấm điểm theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP, sản phẩm xoài của HTX chỉ mới đạt 52/100 điểm.
đặc sản Bến Tre, trái cây Bến Tre, trái cây miệt vườn, trái cây đồng khởi, chương trình OCOP, xoài tứ quý Thạnh Phong, xoài tứ quý Thạnh Hải, xoài tứ quý Thạnh Phú, xoài tứ quý Bến Tre, xoài tứ quý đồng khởi, xoài tứ quý miền Tây, xoài tứ quý bao trái, trồng xoài tứ quý
Nông dân sử dụng túi vải để bọc xoài, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Để triển khai thực hiện tốt Chương trình OCOP, ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong cho rằng, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để HTX gặp gỡ các đối tác, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Bên cạnh đó, hỗ trợ xã viên cải tiến, nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm để sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP.

Ông Lê Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Nông nghiệp Bình Hòa, huyện Giồng Trôm cho biết, HTX đã được cấp chứng nhận sản phẩm bưởi da xanh phù hợp với tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), với 29 hộ xã viên, tổng diện tích sản xuất 12ha, sản lượng dự kiến 96 tấn/năm. HTX cũng đã xây dựng được nhãn hàng hóa và thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm… Đây là điều kiện tốt để tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Tuy nhiên, HTX chưa ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nhiều công ty, DN do năng lực nội tại của các hộ sản xuất, HTX chưa mạnh, thị trường tiêu thụ các sản phẩm không ổn định. Để khắc phục vấn đề này, ông Lê Văn Thắng đề xuất bên cạnh hỗ trợ HTX kết nối với các DN tiêu thụ, các ngành tỉnh cần hướng dẫn, hỗ trợ HTX từng bước tham gia việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi da xanh của tỉnh.

Triển khai sâu rộng OCOP


Ông Nguyễn Trúc Lâm - Phó chủ tịch UBND TP. Bến Tre cho biết, qua hơn 1 năm triển khai Chương trình OCOP, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 11 DN đăng ký tham gia chương trình.

Tuy nhiên, do đây là chương trình còn khá mới mẽ nên cán bộ cấp thành phố, cấp xã chưa được tiếp nhận nhiều thông tin liên quan đến Chương trình OCOP. Các DN chưa có nhiều thời gian tiếp cận với bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP Bến Tre… nên còn lúng túng trong quá trình thực hiện.

Ông Nguyễn Trúc Lâm cho rằng, các ngành tỉnh cần hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng hệ thống cán bộ quản lý cấp huyện, thành phố và cấp xã. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, thông tin rộng rãi cho cán bộ, công chức và các chủ thể sản xuất biết thêm thông tin và tham gia chương trình. Bên cạnh đó, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ triển lãm; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm ngoài tỉnh về thực hiện Chương trình OCOP.
đặc sản Bến Tre, trái cây Bến Tre, trái cây miệt vườn, trái cây đồng khởi, chương trình OCOP, xoài tứ quý Thạnh Phong, xoài tứ quý Thạnh Hải, xoài tứ quý Thạnh Phú, xoài tứ quý Bến Tre, xoài tứ quý đồng khởi, xoài tứ quý miền Tây, xoài tứ quý bao trái, trồng xoài tứ quý
Xoài tứ quý mang lại thu nhập khá cao cho người nông dân ở xã Thạnh Phong.
Theo ông Nguyễn Hữu Lập - Phó chủ tịch UBND tỉnh, những kết quả khả quan ban đầu đạt được còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của tỉnh; chưa thực sự tạo ra sắc thái riêng biệt, chưa tạo ấn tượng mạnh để thu hút người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm OCOP của Bến Tre chưa có sự bứt phá và có chỗ đứng vững chắc. Quy mô sản xuất và sản lượng cung ứng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Mục tiêu Chương trình đề ra đến năm 2020, có 100% xã trên địa bàn tỉnh có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Toàn tỉnh có từ 20 - 30 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Để đạt mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Hữu Lập đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình OCOP, giúp người dân hiểu rõ và thấy được lợi ích, sự cần thiết khi tham gia chương trình, tạo động lực để người dân thực hiện theo định hướng chung của tỉnh. Chương trình OCOP phải phát triển theo hướng phát huy lợi thế của địa phương. Các DN, HTX, THT, hộ dân nông thôn là tác nhân đóng vai trò chủ đạo trong chương trình cần tiếp tục phát huy nguồn lực hiện có, không ngừng sáng tạo để hình thành các sản phẩm đặc trưng, đặc thù, tạo dấu ấn đậm nét về sự khác biệt và đảm bảo chất lượng cao để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: