Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

“Chuối biên phòng” bén rễ trên đất Hướng Lập

Hướng mở cho mô hình trồng cây chuối mật mốc trên địa bàn xã Hướng Lập, Hướng Hóa bước đầu là rất khả thi, song để phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành sản phẩm chủ lực của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều nơi vùng cao biên giới theo định hướng “mỗi xã một sản phẩm” thì rất cần sự vào cuộc của các cấp ủy và chính quyền địa phương cũng như các cấp, ngành liên quan, để cây chuối mật mốc thực sự đem lại no ấm cho bà con bản làng nơi đây…
trái cây Quảng Trị, đặc sản Quảng Trị, trái cây miền Trung, trái cây núi rừng, chuối mật mốc, chuối Lao Bảo, chuối Tân Thành, chuối Tân Long, chuối Tân Lập, chuối Thuận, chuối Lìa, chuối Hướng Lộc, chuối Hướng Phùng, chuối Hướng Hóa, chuối Quảng Trị, chuối biên phòng
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cù Bai cùng người dân chăm sóc vườn chuối trồng thí điểm tại bản Cù Bai​.
Xã Hướng Lập có 366 hộ/1.664 nhân khẩu, dân tộc thiểu số Vân Kiều chiếm tỉ lệ 98,64%; diện tích đất tự nhiên vào khoảng 6.000 ha, trong đó đất sản xuất là 268 ha. Những năm vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia cắt đôi miền đất nước, Hướng Lập được ví như “pháo đài” án ngữ “ngã ba biên giới” giữa miền Bắc xã hội chủ nghĩa với miền Nam và đất nước Lào. Chiến tranh dù vô cùng khốc liệt song người dân tộc Vân Kiều nơi đây vẫn một lòng hướng về cách mạng, sát cánh cùng bộ đội và cán bộ, chiến sĩ Đồn Công an vũ trang Cù Bai đánh trả quân thù, giữ vững huyết mạch tuyến vận tải đường Hồ Chí Minh huyền thoại. 

Xã Hướng Lập cũng chính là địa phương miền núi đầu tiên của tỉnh Quảng Trị nơi mà người dân tộc Vân Kiều biết định canh, định cư, trồng cây lúa nước để cải thiện cuộc sống và giúp đỡ bộ đội... Thế nhưng, chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm và mặc dù đã được các cấp, ngành quan tâm giúp đỡ song Hướng Lập vẫn đang là địa phương trong diện đặc biệt khó khăn với tỉ lệ hộ nghèo tính đến tháng 12/2018 chiếm 59,48%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt ở mức 9,8 triệu đồng/người/năm. Địa phương này cũng mới chỉ hoàn thành được 8/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới...

Đất canh tác của địa phương không phải là ít, cơ cấu cây trồng khá phong phú, thế nhưng bao lâu nay, Hướng Lập vẫn cứ loay hoay trong việc chọn một loại cây trồng hay vật nuôi để làm chủ lực đảm bảo cho người dân có thu nhập ổn định. Thế mạnh của Hướng Lập là đất rừng nên cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo nhân dân tích cực trồng cây bời lời. Năm 1999, loại cây này có mặt nơi đây và phát triển đến thời điểm này là 683,6 ha (chiếm 92% diện tích đất cây lâm nghiệp của toàn xã), hằng năm cho thu hoạch khoảng từ 75 đến 80 tấn vỏ khô nhưng gần đây giá cả có phần xuống thấp. Tiếp đến cây sắn nguyên liệu KM94 đã được người dân đưa vào trồng với diện tích 41ha, tổng sản lượng đạt 574 tấn nhưng gặp lúc trời gió bão, đường bị sạt lở thì luôn bị ép giá…

Tháng 6/2016, Trung tá Nguyễn Quang Tuấn được cấp trên điều động giữ chức vụ Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cù Bai. Trước lúc vào nhận công tác, anh đã có 5 năm công tác tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, nơi được ví là “thủ phủ” chuối của tỉnh Quảng Trị.
trái cây Quảng Trị, đặc sản Quảng Trị, trái cây miền Trung, trái cây núi rừng, chuối mật mốc, chuối Lao Bảo, chuối Tân Thành, chuối Tân Long, chuối Tân Lập, chuối Thuận, chuối Lìa, chuối Hướng Lộc, chuối Hướng Phùng, chuối Hướng Hóa, chuối Quảng Trị, chuối biên phòng
Phát triển tốt cây chuối thì đây sẽ là loại cây chủ lực để người dân xóa đói, giảm nghèo.
Vì vậy sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu địa bàn, đi xuống tận từng thôn, bản, nhìn thấy cuộc sống của người dân trên địa bàn đồn phụ trách còn quá vất vả, thu nhập bấp bênh, anh nảy sinh ý tưởng đưa cây chuối mật mốc vào cho bà con trồng, nếu phát triển tốt thì đây sẽ là loại cây chủ lực để người dân xóa đói, giảm nghèo.

Bằng các mối quan hệ của mình, anh mời bạn bè hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp lên tận đơn vị vừa thăm chơi, vừa giúp anh trong việc nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu xem có phù hợp cho cây chuối mật mốc phát triển hay không?. Tháng 3/ 2017, anh trích tiền lương mua 350 gốc cây chuối con ngoài thị trấn Lao Bảo đem vào trồng thử ở bản Cù Bai và dọc triền đất dưới chân núi Cà Tam, chỉ đến khi toàn bộ gốc chuối đủ sức để sống, phát triển tốt, lúc ấy anh mới tạm yên tâm. 

Tiếp theo, anh mua thêm 250 gốc nữa đem vào trồng tại đồn 100 gốc, số còn lại anh giao cho ông Lê Đình Hoan ở bản Cù Bai trồng thí điểm trên rẫy của gia đình mình. Cứ thế, cây chuối mật mốc đang dần bám trụ trên vùng đất Hướng Lập, đến thời điểm này đã có hơn 1.000 gốc được gia đình ông Hoan trồng theo sự hướng dẫn của đồn với tỉ lệ sống đạt 100%. Đầu năm 2019, 350 gốc chuối trồng đầu tiên đã cho sản phẩm, tuy quả chưa to bằng khu vực Tân Long, Lao Bảo song chuối ở vùng đất này lại có vị ngọt và thơm hơn.

Bí thư Đảng ủy xã Hướng Lập Hồ Thị Thiết khẳng định: “Tuy mới trồng thử nghiệm song bước đầu cây chuối mật mốc phát triển và cho năng suất, chất lượng quả rất tốt. Thời gian tới nếu phù hợp thì chúng tôi sẽ chỉ đạo người dân tích cực trồng để thay thế dần một số loại cây khác có giá trị kinh tế không cao, đồng thời phối hợp với Đồn Biên phòng và các ngành, các cấp tìm đầu ra ổn định cho bà con”. Trung tá Nguyễn Quang Tuấn bộc bạch: “Việc trồng thí điểm đã cho kết quả khá tốt, song để tuyên truyền vận động nhân dân trồng theo hướng sản xuất vùng nguyên liệu thì không phải là dễ, hơn nữa chỉ mỗi Đồn Biên phòng “đơn phương độc mã” thì không đủ sức bởi hiện tại có khá nhiều người dân đăng kí cây giống nhưng chúng tôi không thể đáp ứng được vì eo hẹp về kinh phí”.
trái cây Quảng Trị, đặc sản Quảng Trị, trái cây miền Trung, trái cây núi rừng, chuối mật mốc, chuối Lao Bảo, chuối Tân Thành, chuối Tân Long, chuối Tân Lập, chuối Thuận, chuối Lìa, chuối Hướng Lộc, chuối Hướng Phùng, chuối Hướng Hóa, chuối Quảng Trị, chuối biên phòng
Chuối mật mốc rất được người Trung Quốc và một số nước trong khối ASEAN ưa chuộng.
Trên thị trường, quả chuối mật mốc rất được người Trung Quốc và một số nước trong khối ASEAN ưa chuộng. Điều nữa là họ rất thích sử dụng khi quả chuối còn xanh nên việc bảo quản và vận chuyển không phải quá phức tạp. 

Kinh nghiệm trong những năm qua ở vùng sản xuất chuối các xã Tân Long, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo thì giá cả của loại cây này ít bấp bênh, cũng có thời điểm giá xuống thấp song không kéo dài và thường sau một đến hai vụ là giá lại phục hồi. Tất nhiên lúc đầu việc tìm đầu ra cho sản phẩm sẽ gặp khó khăn, song nếu xã Hướng Lập biết cách phát triển thành vùng nguyên liệu thì chắc chắn sẽ có các tư thương đến thu mua, tiêu thụ.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: