Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Vào chính vụ thu hoạch dưa lê Nguyên Phúc

Những ngày cuối tháng 3 âm lịch là thời điểm rộ nhất của vụ thu hoạch dưa lê ở Nguyên Phúc. Đến thôn Nà Lốc và Pác Thiên vào cuối buổi chiều lại dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân quẩy gánh ra đồng hái dưa để kịp cho sáng hôm sau đem ra chợ bán. Dưa lê ở đây trắng mọng, vị ngọt thơm được người tiêu dùng ưa thích.
đặc sản Bắc Cạn, trái cây Bắc Cạn, trái cây Tây Bắc, trái cây Bắc Kạn, trái cây núi rừng, dưa lê Nà Lốc, dưa lê Pác Thiên, dưa lê Nguyên Phúc, dưa lê Bạch Thông, dưa lê Bắc Kạn, dưa lê Bắc Cạn, dưa lê Tây Bắc, dưa lê miền Bắc, trồng dưa lê
Gia đình ông Hoàng Văn Mùi đang thu hái dưa để bán.
Dưa lê chủ yếu được bà con trồng trên đất ruộng một vụ, chất đất pha cát, thời vụ trồng vào đầu tháng Giêng âm lịch đến cuối tháng 3 âm lịch là cho thu hoạch quả. Bà con trồng lâu năm cho biết trồng dưa lê khá vất vả, trước đây phải gánh nước từ sông lên để tưới, nay bà con sáng tạo ra cách làm các bể nước tạm bằng bạt phơi lúa quây lại rồi bơm nước từ sông lên dự trữ; khi cây bắt đầu phát triển thường xuất hiện các loại sâu, bệnh hại vì thế đòi hỏi người trồng dưa phải thường xuyên thăm ruộng, tích cực chăm sóc. Tuy nhiên do là cây ngắn ngày, mang lại hiệu quả kinh tế khá nên phong trào trồng dưa lê được mở rộng.

Thôn Nà Lốc nằm dọc ven sông với những cánh đồng trồng ngô, dưa lê, lạc… xanh mướt. Dọc đường vào thôn, qua cánh đồng Nà Tháp, Nà Vai là những ruộng dưa đang bước vào vụ thu hoạch. Ông Hoàng Văn Thửu, trưởng thôn Nà Lốc cho biết: Cây dưa lê đã được người dân trong thôn đưa vào trồng từ lâu, hiện thôn có gần 30 hộ trồng trên tổng số 95 hộ dân với diện tích khoảng hơn 4ha. Từ cây trồng này nhiều hộ có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Hoàng Văn Mùi là một trong những hộ trồng dưa lê với diện tích tương đối lớn. Vừa từ đồng trở về, hạ gánh dưa nặng trĩu khỏi vai, ông Mùi vui vẻ cho biết: Hiện nay đang vào vụ thu hoạch dưa được khoảng một tuần. Năm nay gia đình trồng dưa được sớm nên dịp ra hoa thời tiết thuận lợi, cây dưa đậu nhiều quả. Gia đình rất phấn khởi vì dưa thu hoạch về đến đâu là bán hết đến đó. Giá dưa hiện nay bình quân đạt 25 nghìn đồng/kg.

Theo chân ông Mùi ra thăm ruộng dưa, chúng tôi không khỏi trầm trồ bởi ruộng dưa lê với những quả trắng, xanh to xấp xỉ bát ăn cơm lấp ló dưới tán lá, mùi thơm man mát khắp cả ruộng. Vợ chồng ông Mùi đang tranh thủ thời tiết đẹp, quả chín tới đâu hái bán đến đó để đảm bảo chất lượng. Gắn bó với cây dưa nhiều năm nay nên ông Mùi đã có nhiều kinh nghiệm. Ông tận dụng phân chuồng ủ để bón cho cây dưa, cây phát triển tốt, quả to và rất ngọt. Những năm trước gia đình ông trồng dưa trên diện tích 800m2, năm nay mở rộng trồng 1.200m2. Vụ dưa lê năm 2018, gia đình ông thu được hơn chục triệu đồng tiền dưa.
đặc sản Bắc Cạn, trái cây Bắc Cạn, trái cây Tây Bắc, trái cây Bắc Kạn, trái cây núi rừng, dưa lê Nà Lốc, dưa lê Pác Thiên, dưa lê Nguyên Phúc, dưa lê Bạch Thông, dưa lê Bắc Kạn, dưa lê Bắc Cạn, dưa lê Tây Bắc, dưa lê miền Bắc, trồng dưa lê
Năm nay sản lượng dưa lê giảm do thời điểm cây ra hoa bị mưa nhiều.
Theo thống kê, vụ dưa năm nay xã Nguyên Phúc trồng khoảng hơn 5ha cây dưa lê, diện tích trồng chủ yếu tại các thôn Nà Lốc, Pác Thiên. Qua đánh giá của người dân, năm nay sản lượng dưa lê giảm do thời điểm cây ra hoa bị mưa nhiều. Một số diện tích bị sâu bệnh hại. Theo kinh nghiệm trồng dưa lâu năm của bà con, nếu thời tiết thuận lợi, cây dưa phát triển tốt, ít sâu bệnh, chăm sóc tốt thì 1.000m2 dưa lê cho thu nhập không dưới 15 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa. Bởi vậy, đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Nguyên Phúc, có khả năng giúp cho nhiều nông hộ tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc phát triển cây dưa lê ở Nguyên Phúc hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Khoảng 2 năm trở lại đây, cây dưa lê tại địa phương mắc bệnh nấm với diện tích khá lớn. Người dân cho biết, ngành chuyên môn từ huyện, xã đã xuống thăm nắm, kiểm tra, đánh giá tình hình của bệnh và xác định cây dưa bị mắc bệnh sương mai đốm nấm, bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây dưa từ gốc, thân, cành lá cho đến hoa và đã tiến hành hướng dẫn cách phòng bệnh, sử dụng thuốc phun phòng trừ. 

Tuy nhiên, hiện nay loại bệnh này đã phổ biến ở nhiều giai đoạn phát triển của cây, có thể là thời điểm cây đang hình thành quả, khiến vàng rụng lá, có diện tích còn lây sang thân, cành và hoa; cũng có khi bệnh phát triển vào lúc cây bước vào giai đoạn thu hoạch quả. Bà con đã phun nhiều lần với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng bệnh không giảm, khi mắc bệnh này cây sinh trưởng kém, quả chậm lớn, một số diện tích đã chuẩn bị đến kỳ thu hái thì bị bệnh khiến thân, lá bị héo lụi hẳn đi, những diện tích này người dân thất thu.

Ông Hoàng Văn Khánh ở thôn Nà Lốc năm nay trồng 600m2 dưa lê. Hiện nay ruộng dưa của ông chỉ còn khoảng chục ngày nữa là được thu hoạch, nhưng nhiều khóm dưa đã bị bệnh nấm khiến dưa bị chết cành, héo lá, quả cũng bị héo dần. Ông Khánh buồn rầu cho biết: Mọi năm bệnh đốm nấm vẫn gây hại nhưng ở giai đoạn cuối vụ, nhưng năm nay lại đến khá sớm và gây hại khi cây đang chuẩn bị được thu hoạch quả, gia đình không thể tiến hành phun thuốc được. Khả năng bị thất thu là khó tránh.
đặc sản Bắc Cạn, trái cây Bắc Cạn, trái cây Tây Bắc, trái cây Bắc Kạn, trái cây núi rừng, dưa lê Nà Lốc, dưa lê Pác Thiên, dưa lê Nguyên Phúc, dưa lê Bạch Thông, dưa lê Bắc Kạn, dưa lê Bắc Cạn, dưa lê Tây Bắc, dưa lê miền Bắc, trồng dưa lê
Việc tiêu thụ dưa lê chưa ổn định, chủ yếu dựa nhờ vào thương lái từ các địa phương khác.
Ngoài vấn đề sâu bệnh thì hiện nay, canh tác cây dưa lê tại xã còn ở quy mô nhỏ, hộ nhiều nhất khoảng hơn 2.000m2, hộ ít trồng từ 300-500m2 chưa tạo thành vùng hàng hóa tập trung. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chủ yếu các hộ tiêu thụ dưa nhờ vào thương lái từ các địa phương khác đến mua buôn tại ruộng, hoặc gia đình tự mang đi bán tại các chợ trong huyện hoặc thành phố Bắc Kạn.

Đồng chí Triệu Đức Tuấn - Chủ tịch UBND xã Nguyên Phúc, cho biết: Cây dưa lê đã được trồng tại xã từ rất lâu, chủ yếu tập trung tại 2 thôn Nà Lốc và Pác Thiên vì điều kiện canh tác ở đây thuận lợi, đặc biệt là những chân ruộng một vụ thích hợp để trồng dưa nên nhân dân đã biết lựa chọn các loại giống chất lượng tốt để canh tác nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Thực tế cho thấy, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cho bà con nhưng quy mô phát triển còn nhỏ, phạm vi tiêu thụ chủ yếu ở trong tỉnh, đầu ra chưa ổn định, do vậy địa phương chưa khuyến khích việc mở rộng. Đối với những diện tích bà con đã canh tác lâu năm, xã khuyến khích bà con tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, phòng trừ sâu, bệnh hại để đảm bảo năng suất, góp phần nâng cao thu nhập.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: