Vào mùa này ở xã Tráng Việt (huyện Mê Linh), những vườn bưởi Bánh men đang mơn mởn quả non, nhưng chỉ mấy tháng nữa thôi, bưởi sẽ chuyển màu chín đỏ bắt mắt. Thoạt nghe tên bưởi lạ rất hiếu kỳ, khi tận mắt thấy và nếm thử ngay tại vườn còn thú vị hơn nhiều và người dân Tráng Việt rất tự hào về quả bưởi đỏ trên quê hương.
Miệng nói nhưng mắt chăm chú quan sát từng cành, từng lá và tay thì thoăn thoắt tỉa bỏ những quả xấu trên cây bưởi trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Hạ ở xóm 4 (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho hay: Bưởi đỏ Bánh men bén duyên đất này ngót 70 năm nay. Bưởi Bánh men do cụ Đàm Văn Tiến ở xóm 2 đem về địa phương trồng từ năm 1950.
Giống bưởi này có thời gian sinh trưởng, phát triển sớm hơn bưởi Diễn; khi còn non, quả màu xanh, nhưng khi chín, bưởi chuyển dần từ màu vàng sang màu đỏ mịn, rất đẹp. Quả ăn thơm có vị chua dịu, mát... Thấy lạ, ngon, người dân trong thôn kéo nhau đến nhà cụ Đàm Văn Tiến xin chiết cành về trồng. Từ đó, giống bưởi này sinh sôi, phát triển trên đất Tráng Việt. Lúc đó, vườn nhà nào cũng trồng 2-3 cây bưởi đỏ Bánh men, ngoài phục vụ nhu cầu gia đình, nhiều người còn dùng làm quà biếu như món đặc sản quê hương...
Sở hữu cây bưởi lâu năm được chiết cành đầu tiên từ cây bưởi “tổ” của gia đình cụ Đàm Văn Tiến - đây có thể coi là cây bưởi đỏ có tuổi đời lâu nhất tại thôn Đông Cao - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tráng Việt Lương Văn Phương thông tin thêm: Bưởi đỏ Bánh men nặng trung bình 0,8-1,2kg/quả, có quả nặng tới 2kg; múi đều, trung bình 13 múi/quả; tôm bưởi ráo, mọng nước… Các nhà khoa học khẳng định, giống bưởi này chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể.
Khi kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch, nhiều hộ dân đã chặt bỏ dần cây bưởi đỏ để trồng cây mới, hoặc sử dụng đất vào mục đích khác… Nếu những năm 1960-1970, thôn Đông Cao rực rỡ màu đỏ của bưởi, thì đến giai đoạn 2000-2007, chỉ có vài hộ còn lưu cây quý trong vườn nhà. Ông Hoàng Văn Nghị ở xóm 4 - một trong rất ít hộ lưu giữ giống bưởi này, nhớ lại: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ dân chuyển sang trồng rau màu, bưởi Diễn thay thế giống bưởi đỏ Bánh men.
Chỉ đến những năm 2007-2008, so với cây bưởi Diễn, nhận thấy bưởi đỏ Bánh men vốn có bộ lá to, xanh đậm, che cho quả bớt rám nắng; với hệ thân cành phát triển, có thể trồng vừa lấy quả, vừa làm bóng mát nên dần dần người dân quay lại với cây bưởi đỏ. Đặc biệt, từ năm 2013, nhiều hộ dân ứng dụng khoa học vào sản xuất, nên bưởi đỏ đạt năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch tới dịp Tết Nguyên đán. Theo quan niệm dân gian, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc… nên người Việt rất chuộng bưởi Bánh men.
“Trước đây, vào vụ bưởi đỏ, thương lái đến tận vườn mua; còn số bưởi dành bán dịp Tết thường do khách quen đặt trước hoặc người dân mang ra chợ bán cho được giá". Tuy nhiên, từ năm 2016, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp với một số hộ dân tại thôn Đông Cao áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải thiện mẫu mã, chất lượng và kéo dài thời gian thu hoạch nhằm phục vụ Tết Nguyên đán thì bưởi đỏ Bánh men được thương lái đến tận vườn đặt trước.
Tùy cách chăm sóc, mỗi cây có thể cho 250-300 quả với giá bán 25.000 đồng/quả; số bưởi dành phục vụ Tết tùy khối lượng, mẫu mã, có thể bán được giá 60.000-80.000 đồng/quả; trung bình, mỗi cây đạt giá trị từ 4 đến 8 triệu đồng. "Không chỉ phục vụ thị trường Hà Nội, 3 năm gần đây, bưởi đỏ Bánh men còn được tiêu thụ ở thị trường phía Nam với số lượng khoảng 10.000 quả dịp Tết Nguyên đán” - ông Hoàng Văn Nghị cho biết thêm.
Với thổ nhưỡng khá phù hợp, bưởi đỏ Bánh men đang được khôi phục và phát triển mạnh ở Tráng Việt. Theo UBND xã, trên địa bàn có khoảng 6ha bưởi đỏ Bánh men, trong đó, khoảng 3ha cây lâu năm (20-35 năm); số còn lại cũng được từ vài năm trở lên. Những gia đình lưu giữ cây bưởi gốc đang thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhân giống, phục vụ nhu cầu thâm canh, kinh doanh.
Nói về đặc sản quý này, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Hoàng Thị Hòa cho biết, bưởi đỏ Bánh men Tráng Việt được ngành Nông nghiệp Thủ đô xác định là cây trồng có nguồn gen bản địa quý hiếm, giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nhiều địa phương. Tuy ứng dụng các biện pháp khoa học để kéo dài thời gian sinh trưởng, nhưng không ảnh hưởng đến năng suất và mùa vụ - đây được coi là ưu thế của giống bưởi này.
"Để bảo tồn, khôi phục và phát triển, thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và UBND xã Tráng Việt tập trung phân loại, nghiên cứu nguồn giống làm cơ sở để bảo tồn tại chỗ, khôi phục nguồn gen, phát huy tính trội và có kế hoạch nhân rộng bưởi đỏ Bánh men" - bà Hòa cung cấp thêm thông tin.
Không chỉ nỗ lực từ chính quyền, cơ quan chuyên môn, việc khôi phục và làm giàu từ giống bưởi đỏ đặc sản cũng đang được người dân nơi đây kỳ vọng. “Để bảo tồn đặc sản quý, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật, biện pháp khoa học trong các khâu: Giống, chăm sóc, điều chỉnh dinh dưỡng cho cây” - ông Nguyễn Văn Hạ (người sở hữu hơn 40 cây bưởi đỏ Bánh men lâu năm ở Tráng Việt) chia sẻ tâm tư...
Theo kế hoạch, tới đây, Tráng Việt tập trung nhân rộng diện tích trồng bưởi đỏ Bánh men lên 15ha tại thôn Đông Cao và một số vùng chuyển đổi khác trên địa bàn. Cùng với đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Tráng Việt xây dựng vườn ươm giống chất lượng cao để cung cấp cho các nơi. Tại các vườn bưởi, xã phát triển hạ tầng, đồng thời mở rộng diện tích với kỳ vọng hình thành những “miệt vườn” phục vụ người tiêu dùng và gắn với du lịch. Mong muốn của hợp tác xã là có sự tham gia của doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến... “Bưởi đỏ Bánh men khi được ép lấy nước rất ngon, có độ dinh dưỡng cao. Nếu được đầu tư dây chuyền sản xuất nước bưởi đóng hộp, chắc chắn có thể xuất khẩu...” - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tráng Việt Lương Văn Phương nói.
Chăm sóc bưởi đỏ Bánh men ở xã Tráng Việt (huyện Mê Linh). |
Đặc sản quý
Miệng nói nhưng mắt chăm chú quan sát từng cành, từng lá và tay thì thoăn thoắt tỉa bỏ những quả xấu trên cây bưởi trong vườn nhà, ông Nguyễn Văn Hạ ở xóm 4 (thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cho hay: Bưởi đỏ Bánh men bén duyên đất này ngót 70 năm nay. Bưởi Bánh men do cụ Đàm Văn Tiến ở xóm 2 đem về địa phương trồng từ năm 1950.
Giống bưởi này có thời gian sinh trưởng, phát triển sớm hơn bưởi Diễn; khi còn non, quả màu xanh, nhưng khi chín, bưởi chuyển dần từ màu vàng sang màu đỏ mịn, rất đẹp. Quả ăn thơm có vị chua dịu, mát... Thấy lạ, ngon, người dân trong thôn kéo nhau đến nhà cụ Đàm Văn Tiến xin chiết cành về trồng. Từ đó, giống bưởi này sinh sôi, phát triển trên đất Tráng Việt. Lúc đó, vườn nhà nào cũng trồng 2-3 cây bưởi đỏ Bánh men, ngoài phục vụ nhu cầu gia đình, nhiều người còn dùng làm quà biếu như món đặc sản quê hương...
Sở hữu cây bưởi lâu năm được chiết cành đầu tiên từ cây bưởi “tổ” của gia đình cụ Đàm Văn Tiến - đây có thể coi là cây bưởi đỏ có tuổi đời lâu nhất tại thôn Đông Cao - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tráng Việt Lương Văn Phương thông tin thêm: Bưởi đỏ Bánh men nặng trung bình 0,8-1,2kg/quả, có quả nặng tới 2kg; múi đều, trung bình 13 múi/quả; tôm bưởi ráo, mọng nước… Các nhà khoa học khẳng định, giống bưởi này chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể.
Khi kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch, nhiều hộ dân đã chặt bỏ dần cây bưởi đỏ để trồng cây mới, hoặc sử dụng đất vào mục đích khác… Nếu những năm 1960-1970, thôn Đông Cao rực rỡ màu đỏ của bưởi, thì đến giai đoạn 2000-2007, chỉ có vài hộ còn lưu cây quý trong vườn nhà. Ông Hoàng Văn Nghị ở xóm 4 - một trong rất ít hộ lưu giữ giống bưởi này, nhớ lại: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ dân chuyển sang trồng rau màu, bưởi Diễn thay thế giống bưởi đỏ Bánh men.
Bưởi đỏ Mê Linh có 2 loại là bưởi đỏ “Bánh Men” và bưởi đỏ “Lũm”. |
Tùy cách chăm sóc, mỗi cây có thể cho 250-300 quả với giá bán 25.000 đồng/quả; số bưởi dành phục vụ Tết tùy khối lượng, mẫu mã, có thể bán được giá 60.000-80.000 đồng/quả; trung bình, mỗi cây đạt giá trị từ 4 đến 8 triệu đồng. "Không chỉ phục vụ thị trường Hà Nội, 3 năm gần đây, bưởi đỏ Bánh men còn được tiêu thụ ở thị trường phía Nam với số lượng khoảng 10.000 quả dịp Tết Nguyên đán” - ông Hoàng Văn Nghị cho biết thêm.
Để hương bưởi đỏ bay xa
Với thổ nhưỡng khá phù hợp, bưởi đỏ Bánh men đang được khôi phục và phát triển mạnh ở Tráng Việt. Theo UBND xã, trên địa bàn có khoảng 6ha bưởi đỏ Bánh men, trong đó, khoảng 3ha cây lâu năm (20-35 năm); số còn lại cũng được từ vài năm trở lên. Những gia đình lưu giữ cây bưởi gốc đang thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhân giống, phục vụ nhu cầu thâm canh, kinh doanh.
Bưởi đỏ Bánh men Tráng Việt được xác định là cây trồng có nguồn gen bản địa quý hiếm. |
"Để bảo tồn, khôi phục và phát triển, thời gian qua, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và UBND xã Tráng Việt tập trung phân loại, nghiên cứu nguồn giống làm cơ sở để bảo tồn tại chỗ, khôi phục nguồn gen, phát huy tính trội và có kế hoạch nhân rộng bưởi đỏ Bánh men" - bà Hòa cung cấp thêm thông tin.
Không chỉ nỗ lực từ chính quyền, cơ quan chuyên môn, việc khôi phục và làm giàu từ giống bưởi đỏ đặc sản cũng đang được người dân nơi đây kỳ vọng. “Để bảo tồn đặc sản quý, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật, biện pháp khoa học trong các khâu: Giống, chăm sóc, điều chỉnh dinh dưỡng cho cây” - ông Nguyễn Văn Hạ (người sở hữu hơn 40 cây bưởi đỏ Bánh men lâu năm ở Tráng Việt) chia sẻ tâm tư...
Theo kế hoạch, tới đây, Tráng Việt tập trung nhân rộng diện tích trồng bưởi đỏ Bánh men lên 15ha tại thôn Đông Cao và một số vùng chuyển đổi khác trên địa bàn. Cùng với đó, Hợp tác xã Nông nghiệp Tráng Việt xây dựng vườn ươm giống chất lượng cao để cung cấp cho các nơi. Tại các vườn bưởi, xã phát triển hạ tầng, đồng thời mở rộng diện tích với kỳ vọng hình thành những “miệt vườn” phục vụ người tiêu dùng và gắn với du lịch. Mong muốn của hợp tác xã là có sự tham gia của doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến... “Bưởi đỏ Bánh men khi được ép lấy nước rất ngon, có độ dinh dưỡng cao. Nếu được đầu tư dây chuyền sản xuất nước bưởi đóng hộp, chắc chắn có thể xuất khẩu...” - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tráng Việt Lương Văn Phương nói.
0 nhận xét: