Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

Dưa lê - mô hình mới cho nông dân Thạnh Trị

Vụ xuân hè năm nay, nông dân ở các xã, thị trấn của huyện Thạnh Trị được nguồn vốn “Nông - Lâm - Thủy sản” hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình trồng màu trên đất ruộng xen canh lúa với diện tích gần 60 ha, chủ yếu trồng đậu bắp, dưa leo, khổ qua, dưa hấu và dưa lê. Đánh giá hiệu quả những diện tích đã thu hoạch thì mô hình trồng dưa lê được cho là mô hình có hướng phát triển mới cho nông dân.
đặc sản Sóc Trăng, trái cây Sóc Trăng, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, trồng màu đất ruộng, dưa lê Lâm Kiết, dưa lê Châu Hưng, dưa lê Hưng Lợi, dưa lê Phú lộc, dưa lê Thạnh Trị, dưa lê Sóc Trăng, dưa lê miền Tây, trồng dưa lê
Nông dân Thạnh Trị tham quan mô hình trồng đưa lê.
Ông Lý Sươl ở ấp Nàng Rền, thị trấn Phú Lộc là một trong những nông dân thực hiện mô hình trồng màu trên đất ruộng xen canh với lúa. Ông trồng chủ yếu là dưa hấu và các loại rau cải. Khi được ngành nông nghiệp và địa phương triển khai mô hình trồng dưa lê, ông đã đăng ký trồng thử nghiệm khoảng 2.000m2. Trong quá trình trồng, được cán bộ của Phòng Nông nghiệp và ông ty Phù Sa hướng dẫn kỹ thuật, cùng với kinh nghiệm cá nhân, ông đã chăm sóc ruộng dưa lê phát triển tốt. 

Theo cán bộ kỹ thuật cho biết, tùy theo điều kiện chăm sóc mà dưa lê bắt đầu cho thu hoạch sau khoảng 60 ngày trồng. Thời gian thu hoạch của một đợt trồng từ 30 đến 45 ngày với từ 10 đến 12 đợt thu trái. Ruộng dưa lê của ông Lý Sươl đã 3 lần thu hoạch và dưa hiện đang phát triển tốt. Ông Lý Sươl, chia sẻ: “Trồng dưa lê thấy dễ trồng, thu hoạch hết 1 công, trừ chi phí cũng lời khoảng mười triệu đồng”.

Trong tổng số gần 60 ha màu do nguồn vốn Nông - Lâm - Thủy sản đầu tư thì có 7 ha trồng dưa lê, tập trung ở xã Lâm Kiết, Châu Hưng, thị trấn Hưng Lợi và thị trấn Phú lộc. Quá trình thực hiện mô hình trồng dưa lê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Thạnh Trị thường xuyên theo dõi để kịp thời hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn phát sinh, bảo đảm mô hình phát triển tốt và đạt hiệu quả cao.
đặc sản Sóc Trăng, trái cây Sóc Trăng, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, trồng màu đất ruộng, dưa lê Lâm Kiết, dưa lê Châu Hưng, dưa lê Hưng Lợi, dưa lê Phú lộc, dưa lê Thạnh Trị, dưa lê Sóc Trăng, dưa lê miền Tây, trồng dưa lê
Ông Lý Sươl đã đăng ký trồng thử nghiệm khoảng 2.000m2.
Ông Trần Trang Nhã, Phó trưởng Phòng NN&PTNT Thạnh Trị cho rằng: “Mô hình trồng dưa lê hiệu quả kinh tế khá cao, lợi nhuận trên 7 triệu đồng/công. Sắp tới cán bộ kỹ thuật cố gắng khắc phục được một số hạn chế về mùa vụ và sâu bệnh thì hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa”.

Trồng dưa lê là mô hình mới được triển khai tại huyện Thạnh Trị có sự tham gia liên kết sản xuất của công ty Phù Sa từ khâu cung ứng giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và  tiêu thụ, điều này đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nên nông dân an tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Ông Đoàn Văn Nhu, đại diện công ty Phù Sa, cho rằng: “Mô hình trồng dưa lê có thu nhập cao nhưng chưa phát huy hết hiệu quả so với một số nơi khác. Nông dân có nhu cầu công ty sẽ cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm, bảo đảm đầu ra và thu nhập cho nhà nông”.
đặc sản Sóc Trăng, trái cây Sóc Trăng, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, trồng màu đất ruộng, dưa lê Lâm Kiết, dưa lê Châu Hưng, dưa lê Hưng Lợi, dưa lê Phú lộc, dưa lê Thạnh Trị, dưa lê Sóc Trăng, dưa lê miền Tây, trồng dưa lê
Ruộng dưa lê đang cho trái.
Từ kết quả bước đầu mang lại của vụ dưa lê năm nay và hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình này, trong thời gian tới, huyện Thạnh Trị tiếp tục khuyến khích nông dân duy trì và nhân rộng mô hình trồng dưa lê, nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập nông hộ và góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của huyện Thạnh Trị.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: