Vườn quýt trải dài theo thung lũng, sai trĩu quả, rải rác là những chiếc lán dựng lên giữa vườn...là hình ảnh ấn tượng khi đặt chân đến Lũng Vài.
Tiếng lành đồn xa. Chuyện một nhóm hộ dân ở thôn Nà Bó, xã Liêm Thủy (Na Rì) lên núi Lũng Vài làm giàu từ trồng quýt bản địa được nhiều người biết tới. Để đến được thung lũng này, chúng tôi được một cán bộ xã dẫn đường.
Từ trụ sở UBND xã, theo đường 256, rẽ vào thôn Nà Bó, rồi leo con dốc gần 2 ki-lô-mét là đến Lũng Vài. Chỉ có một con đường đất duy nhất, mặt đường đã được mở rộng nhưng dốc đứng, ngoằn ngoèo, trơn trượt. Con đường này trước kia khi chưa có nhóm người lên phát triển kinh tế cùng nhau đóng góp mở rộng chỉ là một con đường mòn bà con đi rừng. Trên đường lên Lũng Vài, thi thoảng gặp bà con vận chuyển hàng hóa bằng ngựa, xe máy. Nhiều cây gỗ to lớn đến hai người ôm không xuể vẫn được người dân nơi đây bảo vệ.
Lũng Vài là một thung lũng nằm trên núi cao đang được người dân đầu tư công sức để tạo ra những vườn cây ăn quả, bãi ngô xanh mướt. Ở đây chủ yếu trồng quýt, những chiếc lán dựng lên giữa vườn quýt xanh mướt, giống như một khu du lịch sinh thái...
Khu vườn chúng tôi đến đầu tiên là của hộ bà Hà Thị Hạnh, nguyên Bí thư Chi bộ thôn Nà Bó, bà cho biết: Gia đình theo các hộ trong thôn vào đây phát triển kinh tế từ năm 2010, hiện nay, có khoảng 7.000m2 đất trồng quýt, trong đó, hơn 700 cây quýt bản địa đã cho thu hoạch 5-6 năm, mỗi năm thu hoạch 6-7 tấn quả; quýt được trồng gối thành nhiều lứa khác nhau để dễ chăm sóc, theo dõi. Năm 2019, trồng thêm cây cam Xã Đoài.
Bên cạnh đó, gia đình còn có khoảng 4.000m2 trồng ngô để chăn nuôi. Gà được thả tự nhiên dưới gốc cây ăn quả trong vườn, mỗi lứa vài trăm con, có lúc lên tới gần nghìn con. Giống gà ta, được chăn thả tự nhiên, nên thịt ngon, không đủ cung cấp cho thị trường.
Rời khu vườn nhà bà Hạnh, chúng tôi đến hộ ông Hà Xuân Nghinh, là một trong ba hộ đầu tiên lên Lũng Vài dựng lán phát triển kinh tế từ năm 1999, đến nay đã 20 năm, gần như sinh sống chủ yếu tại thung lũng này. Ông kể: Hồi mới lên khai phá, khu thung lũng toàn cây to, cỏ dại um tùm, vắng vẻ, heo hút. Năm 1999, dựng lán trại xong, ông cùng gia đình đem gà lên nuôi, trồng quýt, hồi đó trồng chủ yếu để ăn, nên chỉ trồng 400 cây.
Những năm đầu cây chưa khép tán, ông trồng ngô xen dưới gốc quýt theo phương thức lấy ngắn nuôi dài. Sau này, khi quýt thành hàng hóa, thấy phù hợp chất đất, khí hậu nên diện tích và số hộ tăng dần,các vườn quýt từng năm càng trải dài theo thung lũng.
Nhận thức được quýt bản địa có tiềm năng, năm 2017, xã Liêm Thủy vận động nhóm các hộ trồng quýt ở Lũng Vài thành lập hợp tác xã, hiện nay có 15 thành viên, ông Lý Đại Châu là Giám đốc hợp tác xã. Ông Châu cho biết: Để mở được tuyến đường lên lũng, hơn 30 hộ dân có vườn ở đây đã đóng góp hơn 40 triệu đồng để thuê máy múc đất mới mở rộng như hiện nay, nhưng vẫn còn khó đi lắm, ai bạo lắm mới dám đi bằng xe máy, chủ yếu là vận chuyển bằng ngựa, vì thế, hầu hết hộ nào cũng có 1-2 con ngựa dùng để vận chuyển sản phẩm xuống núi. Năm 2016, gia đình ông đầu tư hơn 20 triệu đồng mua hơn 2.500m dây để kéo điện lên lũng phục vụ sinh hoạt.
Ông Châu cho biết thêm: Quýt ở Lũng Vài được trồng, chăm sóc hoàn toàn tự nhiên, quả có vị ngọt sắc, thơm đặc trưng, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do chưa xây dựng chuỗi liên kết nên hằng năm sản phẩm của các thành viên tự đem tiêu thụ nhỏ lẻ tại các chợ. Bên cạnh sản phẩm quýt, các hộ có lán ở Lũng Vài còn phát triển mạnh chăn nuôi gà, thả tự nhiên trong vườn cây... Hợp tác xã và bà con nơi đây mong được Nhà nước quan tâm đầu tư làm tuyến đường để thuận lợi cho việc đi lại, phát triển hoạt động hợp tác xã và vận chuyển sản phẩm.
Ông Hà Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Liêm Thủy cho biết: Hợp tác xã quýt bản địa cũng là việc thực hiện tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới của xã, sản phẩm đăng ký đạt OCOP trong năm 2019 của địa phương. Do đó, xã rất quan tâm đến việc phát triển cũng như xây dựng hiệu quả chất lượng, kinh tế.
Sự mạnh dạn, vượt khó bao năm của các hộ dân đã cho thành quả đáng trân trọng, tăng thu nhập, góp phần giảm hộ nghèo cho địa phương. Thung lũng Lũng Vài rất có tiềm năng và phù hợp với phát triển cây ăn quả, tuy nhiên, đường lên còn rất khó khăn, đang cần tiếp tục được quan tâm.
Thung lũng Lũng Vài nhìn từ trên đỉnh núi. |
Đường lên Lũng Vài
Tiếng lành đồn xa. Chuyện một nhóm hộ dân ở thôn Nà Bó, xã Liêm Thủy (Na Rì) lên núi Lũng Vài làm giàu từ trồng quýt bản địa được nhiều người biết tới. Để đến được thung lũng này, chúng tôi được một cán bộ xã dẫn đường.
Từ trụ sở UBND xã, theo đường 256, rẽ vào thôn Nà Bó, rồi leo con dốc gần 2 ki-lô-mét là đến Lũng Vài. Chỉ có một con đường đất duy nhất, mặt đường đã được mở rộng nhưng dốc đứng, ngoằn ngoèo, trơn trượt. Con đường này trước kia khi chưa có nhóm người lên phát triển kinh tế cùng nhau đóng góp mở rộng chỉ là một con đường mòn bà con đi rừng. Trên đường lên Lũng Vài, thi thoảng gặp bà con vận chuyển hàng hóa bằng ngựa, xe máy. Nhiều cây gỗ to lớn đến hai người ôm không xuể vẫn được người dân nơi đây bảo vệ.
Lũng Vài là một thung lũng nằm trên núi cao đang được người dân đầu tư công sức để tạo ra những vườn cây ăn quả, bãi ngô xanh mướt. Ở đây chủ yếu trồng quýt, những chiếc lán dựng lên giữa vườn quýt xanh mướt, giống như một khu du lịch sinh thái...
Nơi đây vận chuyển các sản phẩm nông sản chủ yếu bằng ngựa. |
Vườn quả trong thung lũng
Khu vườn chúng tôi đến đầu tiên là của hộ bà Hà Thị Hạnh, nguyên Bí thư Chi bộ thôn Nà Bó, bà cho biết: Gia đình theo các hộ trong thôn vào đây phát triển kinh tế từ năm 2010, hiện nay, có khoảng 7.000m2 đất trồng quýt, trong đó, hơn 700 cây quýt bản địa đã cho thu hoạch 5-6 năm, mỗi năm thu hoạch 6-7 tấn quả; quýt được trồng gối thành nhiều lứa khác nhau để dễ chăm sóc, theo dõi. Năm 2019, trồng thêm cây cam Xã Đoài.
Bên cạnh đó, gia đình còn có khoảng 4.000m2 trồng ngô để chăn nuôi. Gà được thả tự nhiên dưới gốc cây ăn quả trong vườn, mỗi lứa vài trăm con, có lúc lên tới gần nghìn con. Giống gà ta, được chăn thả tự nhiên, nên thịt ngon, không đủ cung cấp cho thị trường.
Rời khu vườn nhà bà Hạnh, chúng tôi đến hộ ông Hà Xuân Nghinh, là một trong ba hộ đầu tiên lên Lũng Vài dựng lán phát triển kinh tế từ năm 1999, đến nay đã 20 năm, gần như sinh sống chủ yếu tại thung lũng này. Ông kể: Hồi mới lên khai phá, khu thung lũng toàn cây to, cỏ dại um tùm, vắng vẻ, heo hút. Năm 1999, dựng lán trại xong, ông cùng gia đình đem gà lên nuôi, trồng quýt, hồi đó trồng chủ yếu để ăn, nên chỉ trồng 400 cây.
Hơn 700 cây quýt của nhà bà Hạnh đã cho thu hoạch. |
Nhận thức được quýt bản địa có tiềm năng, năm 2017, xã Liêm Thủy vận động nhóm các hộ trồng quýt ở Lũng Vài thành lập hợp tác xã, hiện nay có 15 thành viên, ông Lý Đại Châu là Giám đốc hợp tác xã. Ông Châu cho biết: Để mở được tuyến đường lên lũng, hơn 30 hộ dân có vườn ở đây đã đóng góp hơn 40 triệu đồng để thuê máy múc đất mới mở rộng như hiện nay, nhưng vẫn còn khó đi lắm, ai bạo lắm mới dám đi bằng xe máy, chủ yếu là vận chuyển bằng ngựa, vì thế, hầu hết hộ nào cũng có 1-2 con ngựa dùng để vận chuyển sản phẩm xuống núi. Năm 2016, gia đình ông đầu tư hơn 20 triệu đồng mua hơn 2.500m dây để kéo điện lên lũng phục vụ sinh hoạt.
Ông Châu cho biết thêm: Quýt ở Lũng Vài được trồng, chăm sóc hoàn toàn tự nhiên, quả có vị ngọt sắc, thơm đặc trưng, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, do chưa xây dựng chuỗi liên kết nên hằng năm sản phẩm của các thành viên tự đem tiêu thụ nhỏ lẻ tại các chợ. Bên cạnh sản phẩm quýt, các hộ có lán ở Lũng Vài còn phát triển mạnh chăn nuôi gà, thả tự nhiên trong vườn cây... Hợp tác xã và bà con nơi đây mong được Nhà nước quan tâm đầu tư làm tuyến đường để thuận lợi cho việc đi lại, phát triển hoạt động hợp tác xã và vận chuyển sản phẩm.
Từng đàn gà được thả tự nhiên trong vườn quýt. |
Sự mạnh dạn, vượt khó bao năm của các hộ dân đã cho thành quả đáng trân trọng, tăng thu nhập, góp phần giảm hộ nghèo cho địa phương. Thung lũng Lũng Vài rất có tiềm năng và phù hợp với phát triển cây ăn quả, tuy nhiên, đường lên còn rất khó khăn, đang cần tiếp tục được quan tâm.
0 nhận xét: