Huyện Kế Sách là địa phương có diện tích trồng sầu riêng nhiều nhất của tỉnh Sóc Trăng, hiện có gần 400 ha. Theo nhận định của ngành Nông nghiệp địa phương và nhà vườn Kế Sách thì năm nay sầu riêng trúng mùa. Trong những ngày này, thương lái đã tìm đến Kế Sách để hỏi mua và đặt hàng. Đây là tín hiệu khởi đầu thuận lợi cho nhà vườn trồng sầu riêng ở Kế Sách.
Có gần 2ha trồng cây sầu riêng giống Ri6-Cơm vàng hạt lép và Monthong, sau tết Nguyên đán vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Anh, tổ trưởng Tổ hợp tác cây ăn trái Tài Lộc ở ấp 4, xã Ba Trinh thu hoạch phân nửa diện tích được khoảng 7 tấn trái, với giá bán 50.000 đồng/kg, ông đã thu về trên 300 triệu đồng. Phân nửa diện tích còn lại sắp thu hoạch, với giá bán như hiện nay, ông Hoàng Anh cho biết cũng sẽ thu về từ bằng hoặc nhiều hơn đợt thu hoạch vừa rồi. Trong vườn sầu riêng, ông Hoàng Anh còn trồng xen xoài Đài Loan, ổi, chanh, tắc…để tăng thêm thu nhập.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, chia sẻ: “Lúc đầu tôi trồng thử 4 công sầu riêng, thấy hiệu quả kinh tế cao nên tôi trồng thêm, đến nay đã hết diện tích vườn (khoảng 2 ha). Vụ tới tôi dự tính sẽ cho sầu riêng ra bông mùa nghịch, lợi nhuận sẽ cao hơn”.
Cũng ở ấp 4, xã Ba Trinh, ông Lê Văn Biết đang chăm sóc 300 gốc sầu riêng giống Ri6- Cơm vàng hạt lép trên 10 công đất vườn đang đến kỳ thu hoạch. Nhìn cây xanh tốt, trái xum xuê, ông Lê Văn Biết cho rằng, năm nay thời tiết thuận mùa nên sầu riêng cho năng suất cao hơn năm rồi.
Ông Lê Văn Biết, chia sẻ: “Năm rồi tôi bán sầu riêng 45.000/kg. Năm nay thương lái đến hỏi mua và đặt hàng giá cao hơn năm rồi (trên 50.000đ/kg) nên sau khi trừ chi phí tôi còn lời trên 200 triệu đồng”.
Theo ông Nguyễn Hoàng Nhu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách thì cây sầu riêng tuy khó trồng nhưng lại cho giá trị kinh tế cao và ổn định. Do đó nhiều nhà vườn ở xã Xuân Hòa, Ba Trinh và Trinh Phú đã chuyển từ cây kém hiệu quả sang trồng cây sầu riêng. Trạm Khuyến nông huyện thường xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nhà vườn trồng giống cây này.
Ông Nguyễn Hoàng Nhu cho rằng: “Cây sầu riêng rất mẫn cảm với mặn. Trạm Khuyến nông huyện đã hướng dẫn nhà vườn cách phòng, chống mặn cho cây sầu riêng và cách xử lý ra hoa sớm, ra hoa mùa nghịch, cách thụ phấn nhân tạo, các kỹ thuật này phải được áp dụng đầy đủ, khoa học thì hiệu quả mang lại cho nhà vườn cao hơn”.
Huyện Kế Sách hiện có khoảng 400 ha vườn trồng sầu riêng, chủ lực là giống Ri6 và Monthong, tập trung nhiều ở xã Xuân Hòa, Ba Trinh và Trinh Phú. Hiện có khoảng 300 ha đang cho trái, một số diện tích bắt đầu cho thu hoạch rải rác. Mặc khác, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm lâu năm xử lý ra hoa rãi vụ, áp dụng đúng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên trái sầu riêng có mẫu mã đẹp, chất lượng đáp ứng thị trường, hài hòa nhu cầu tiêu thụ.
Theo ông Nguyễn Văn Đém, ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa cho hay: “Trồng sầu riêng cải thiện thu nhập gia đình đáng kể, sầu riêng là cây trồng rất thích hợp để tôi làm kinh tế gia đình. Đầu ra của sầu rất là mạnh, chất lượng trái sầu riêng Ri6 - Cơm vàng hạt lép, Monthong rất được thị trường ưa chuộng, giá thành cao”.
Ông Vũ Bá Quang, Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Kế Sách, nhận định: “Sầu riêng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao từ 300 đến 500 triệu đồng 1ha/năm. Hiện nay diện tích cây sầu riêng ở Kế Sách tiếp tục tăng mạnh. Để mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, Phòng NN & PTNT huyện đang phối hợp định hướng cho các nhà vườn trồng theo hướng VietGap, an toàn, xây dựng nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc để sầu riêng có chỗ đứng trên thị trường. Hướng tới sẽ sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ, ngoài việc tiêu thụ thị trường trong nước, mặt khác là xuất khẩu đi nước ngoài”.
Định hướng của tỉnh Sóc Trăng là sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường, theo quy hoạch của ngành Nông nghiệp. Đây là một phần nằm trong đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp địa phương, nhằm góp phần nâng cao và ổn định thu nhập cho nông dân. Phòng NN&PTNN huyện Kế sách đang phối hợp định hướng cho nhà vườn trồng sầu riêng theo hướng VietGap, an toàn, xây dựng nhãn hiệu… đây là hướng đi giúp trái sầu riêng Kế sách có chỗ đứng ổn định trên thị trường, hướng đến mục tiêu xuất khẩu.
Huyện Kế Sách vào vụ thu hoạch sầu riêng.
Có gần 2ha trồng cây sầu riêng giống Ri6-Cơm vàng hạt lép và Monthong, sau tết Nguyên đán vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Anh, tổ trưởng Tổ hợp tác cây ăn trái Tài Lộc ở ấp 4, xã Ba Trinh thu hoạch phân nửa diện tích được khoảng 7 tấn trái, với giá bán 50.000 đồng/kg, ông đã thu về trên 300 triệu đồng. Phân nửa diện tích còn lại sắp thu hoạch, với giá bán như hiện nay, ông Hoàng Anh cho biết cũng sẽ thu về từ bằng hoặc nhiều hơn đợt thu hoạch vừa rồi. Trong vườn sầu riêng, ông Hoàng Anh còn trồng xen xoài Đài Loan, ổi, chanh, tắc…để tăng thêm thu nhập.
Nhà vườn Kế sách trúng mùa sầu riêng. |
Cũng ở ấp 4, xã Ba Trinh, ông Lê Văn Biết đang chăm sóc 300 gốc sầu riêng giống Ri6- Cơm vàng hạt lép trên 10 công đất vườn đang đến kỳ thu hoạch. Nhìn cây xanh tốt, trái xum xuê, ông Lê Văn Biết cho rằng, năm nay thời tiết thuận mùa nên sầu riêng cho năng suất cao hơn năm rồi.
Ông Lê Văn Biết, chia sẻ: “Năm rồi tôi bán sầu riêng 45.000/kg. Năm nay thương lái đến hỏi mua và đặt hàng giá cao hơn năm rồi (trên 50.000đ/kg) nên sau khi trừ chi phí tôi còn lời trên 200 triệu đồng”.
Theo ông Nguyễn Hoàng Nhu, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách thì cây sầu riêng tuy khó trồng nhưng lại cho giá trị kinh tế cao và ổn định. Do đó nhiều nhà vườn ở xã Xuân Hòa, Ba Trinh và Trinh Phú đã chuyển từ cây kém hiệu quả sang trồng cây sầu riêng. Trạm Khuyến nông huyện thường xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nhà vườn trồng giống cây này.
Sầu riêng Kế Sách có mẫu mã đẹp, chất lượng đáp ứng thị trường. |
Huyện Kế Sách hiện có khoảng 400 ha vườn trồng sầu riêng, chủ lực là giống Ri6 và Monthong, tập trung nhiều ở xã Xuân Hòa, Ba Trinh và Trinh Phú. Hiện có khoảng 300 ha đang cho trái, một số diện tích bắt đầu cho thu hoạch rải rác. Mặc khác, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm lâu năm xử lý ra hoa rãi vụ, áp dụng đúng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên trái sầu riêng có mẫu mã đẹp, chất lượng đáp ứng thị trường, hài hòa nhu cầu tiêu thụ.
Theo ông Nguyễn Văn Đém, ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa cho hay: “Trồng sầu riêng cải thiện thu nhập gia đình đáng kể, sầu riêng là cây trồng rất thích hợp để tôi làm kinh tế gia đình. Đầu ra của sầu rất là mạnh, chất lượng trái sầu riêng Ri6 - Cơm vàng hạt lép, Monthong rất được thị trường ưa chuộng, giá thành cao”.
Ông Vũ Bá Quang, Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Kế Sách, nhận định: “Sầu riêng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao từ 300 đến 500 triệu đồng 1ha/năm. Hiện nay diện tích cây sầu riêng ở Kế Sách tiếp tục tăng mạnh. Để mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, Phòng NN & PTNT huyện đang phối hợp định hướng cho các nhà vườn trồng theo hướng VietGap, an toàn, xây dựng nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc để sầu riêng có chỗ đứng trên thị trường. Hướng tới sẽ sản xuất sầu riêng theo hướng hữu cơ, ngoài việc tiêu thụ thị trường trong nước, mặt khác là xuất khẩu đi nước ngoài”.
Nhà vườn ở xã Xuân Hòa, Ba Trinh và Trinh Phú chuyển diện tích cây ăn trái không hiệu quả sang trồng sầu riêng. |
0 nhận xét: