Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Vườn bưởi da xanh ngay chân cầu Ðăk Lua

Có thể thấy sự chuyển đổi cây trồng sang những loài cây trái có giá trị đang diễn ra nhanh trên nhiều vùng đất Cát Tiên.
đặc sản Lâm Đồng, trái cây Lâm Đồng, trái cây cao nguyên, trái cây Tây Nguyên, bưởi da xanh Đăk Lua, bưởi da xanh Quảng Ngãi, bưởi da xanh Cát Tiên, bưởi da xanh Lâm Đồng, bưởi da xanh Tây Nguyên, trồng bưởi da xanh
Ông Huỳnh Văn Phú trong vườn bưởi da xanh của mình. 
Ngay phía chân cầu Đăk Lua thuộc địa phận Thôn 3, xã Quảng Ngãi của huyện Cát Tiên là một vườn bưởi da xanh xanh tốt đang chuẩn bị ra trái bói trong năm nay. Chủ nhân của khu vườn rộng 1 ha này chính là ông Huỳnh Văn Phú.

Năm nay 47 tuổi (sinh năm 1972), ông Phú người quê Quảng Ngãi vào lập nghiệp trên quê mới xã Quảng Ngãi - Cát Tiên từ thời trẻ cùng gia đình. Trước đây, với khoảnh vườn gần 1 ha quanh nhà, cũng như mọi người nơi đây ông trồng mía, trồng bắp rồi trồng đậu, trồng mì cùng nhiều loại cây khác. Ông kể rằng cứ loay hoay với những loại cây ngắn ngày, giá trị kinh tế thấp, trồng mãi quanh năm cũng chẳng thấy ăn thua gì.

Trong 3 năm gần đây, khi phong trào chuyển đổi đất thành vườn cây ăn trái có giá trị lan đến vùng đất này, ông đã tự hỏi sao mình không thử trồng cây ăn trái trong vườn nhà. Thế là ông tự học hỏi, tìm tòi nhiều nơi, ra Đạ Tẻh tham khảo nhiều vườn cây ăn trái và quyết định chọn cây bưởi da xanh.

Đất tôi trồng đậu, trồng mía rất tốt, lại gần nước, sát cạnh sông Đồng Nai, sao mình không trồng cây ăn trái. Với lại nhà tôi lâu nay có trồng một cây bưởi thường rất lớn để ăn, hằng năm cho rất nhiều trái, sao mình không thử trồng bưởi da xanh có giá trị cao?” - vừa nói ông Phú vừa chỉ tay vào cây bưởi lớn đầy quả trong góc vườn.

Từ lời giới thiệu của người quen, ông Phú ra Tân Phú - Đồng Nai chọn mua cây con tại một đại lý giống cây uy tín, có bảo hành về trồng. Tổng cộng ông đã mua trên 350 cây bưởi da xanh giống đưa về trồng trong năm 2016.
đặc sản Lâm Đồng, trái cây Lâm Đồng, trái cây cao nguyên, trái cây Tây Nguyên, bưởi da xanh Đăk Lua, bưởi da xanh Quảng Ngãi, bưởi da xanh Cát Tiên, bưởi da xanh Lâm Đồng, bưởi da xanh Tây Nguyên, trồng bưởi da xanh
Ông Huỳnh Văn Phú ra Đạ Tẻh tham khảo nhiều vườn cây ăn trái và quyết định chọn cây bưởi da xanh.
Ông cho biết, trước khi xuống cây đã học hỏi rất kỹ quy trình trồng và chăm sóc bưởi, tự mình đào hố, bón lót bằng phân bò nhà (nhà ông nuôi 6 con bò để lấy phân hữu cơ bón cho cây), trong vườn ông đào rãnh dọc theo các hàng cây để thoát nước úng trong mùa mưa, chống thối rễ cây; trong mùa khô bơm nước vào rãnh để tưới cây.

Để tưới nước cho vườn cây, ông cũng đầu tư máy bơm nước loại tốt cùng hệ thống ống dẫn nước cho vườn. “Không lo chuyện thiếu nước, sông Đồng Nai sát nhà đâu bao giờ cạn, chỉ cần 200 nghìn đồng tiền dầu một đợt là tưới thoải mái”- ông Phú cho biết.

Theo ông Phú, trồng bưởi da xanh thật ra cũng không có gì khó vì công việc của nhà nông vốn thường vất vả, cái khó là phải biết nhìn cây đoán bệnh để chữa trị kịp thời nếu có. Cái gì không biết thì mình hỏi người trồng trước, ra hỏi chỗ bán giống, bây giờ liên lạc dễ, nếu có gì khó khăn thì nhờ người đến giúp”.

Tổng đầu tư cho 1 ha bưởi này trong 3 năm nay, theo ông Phú chừng 100 triệu đồng, cho tất tần tật mọi thứ, từ cây giống, máy móc, phân bón... “Thì mình nhà nông, làm ăn khó khăn, cũng phải xoay xở mới có tiền đầu tư, nhưng làm vườn cây ăn trái được về lâu về dài, vùng phía ngoài kia (Đạ Tẻh) người ta trồng được thì mình cũng trồng được chứ sao” - ông Phú so sánh.

Trước tết vừa rồi, vườn bưởi da xanh của ông Phú đã ra trái bói nhưng ông ngắt bỏ nụ vì để dưỡng cây lớn hơn chút. Khi chúng tôi đến dịp này, vườn bưởi của ông lại bắt đầu cho ra hoa thơm ngát, nhiều cây trong vườn đã có nhiều trái lớn, hứa hẹn một vụ mùa trĩu quả.
đặc sản Lâm Đồng, trái cây Lâm Đồng, trái cây cao nguyên, trái cây Tây Nguyên, bưởi da xanh Đăk Lua, bưởi da xanh Quảng Ngãi, bưởi da xanh Cát Tiên, bưởi da xanh Lâm Đồng, bưởi da xanh Tây Nguyên, trồng bưởi da xanh
Nhiều người dân trong xã Quảng Ngãi chuyển đổi vườn sang trồng cây ăn trái có giá trị.
Điều đáng nói nhất, theo ông Phú, rất nhiều người trong xã Quảng Ngãi đã đến vườn của ông để học hỏi về chuyển đổi cây trồng trên đất vườn mình. Cách đây 3 năm, ông chính là người đầu tiên ở xã Quảng Ngãi này trồng bưởi da xanh nhưng nay trong xã đã có không ít người trồng theo ông. Không đâu xa, gần vườn nhà ông ở phía bên kia đường lộ, một nông dân gần đây đã cho trồng xen sầu riêng cao sản vào vườn cà phê, chỉ chờ khi sầu riêng lên ngọn sẽ chặt bỏ vườn cà phê này để thành vườn chuyên canh sầu riêng.

Trong năm 2018 vừa qua, trước việc nhiều người dân trong xã chuyển đổi vườn sang trồng cây ăn trái có giá trị, xã Quảng Ngãi đã đứng ra thành lập “Hợp tác xã cây ăn trái Quảng Ngãi” với nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ những người trồng tìm đầu ra cho sản phẩm, ông Phú được bầu làm Phó Chủ nhiệm.

Với ông Phú, ông cho biết luôn sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ mọi người chung quanh kinh nghiệm mình có về việc trồng loại cây ăn trái này. “Rất nhiều người có vườn bưởi da xanh cho biết bình quân một hecta trong khoảng 6 năm nếu chăm sóc tốt sẽ cho thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng, tôi mong chỉ được một nửa như thế cũng đã hơn trồng bắp, trồng mía bao nhiêu lần rồi” - ông Phú hy vọng.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: