Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Nỗi niềm người trồng dưa ở Bình Thanh Tây

Mùa này, đi dọc con đường dẫn vào thôn An Quang, Phước Quang, xã Bình Thanh Tây (Bình Sơn), một bức tranh đồng quê với ruộng dưa xanh tươi mở ra trước mắt. Những quả dưa đầu mùa xanh bóng, no tròn nằm ẩn mình dưới lá chờ ngày thu hoạch… Để có những quả ngọt, là biết bao nỗi vất vả, vui buồn của những người làm nghề trồng dưa hấu.
trái cây Quảng Ngãi, đặc sản Quảng Ngãi, trái cây miền Trung, dưa hấu Bình Thanh Tây, dưa hấu Bình Nguyên, dưa hấu Bình Sơn, dưa hấu Sơn Tịnh, dưa hấu Quảng Ngãi, dưa hấu miền trung, dưa hấu không hạt, dưa hấu hữu cơ, dưa hấu xuất khẩu, trồng dưa hấu
Người nông dân xã Bình Thanh Tây vui mừng vì vụ dưa năm nay được mùa.

Buồn vui vẫn bám nghề


Có mặt tại cánh đồng dưa An Quang, mới sáng sớm mai nhưng tiết trời đầu hè nắng đã bắt đầu oi ả. Dù tại mỗi cánh đồng đều được dựng lên những mái che, tuy nhiên có vẻ vẫn không “thấm vào đâu” với cái nắng gắt.

Là vùng đất có truyền thống canh tác dưa hấu từ bao đời nay nên cứ ra Tết, là bà con lại bắt đầu xuống giống. Vì sợ giá cả bấp bênh, “cung vượt cầu” nên mấy năm nay, nông dân không xuống giống cùng một thời điểm mà thường chênh nhau vài tuần.

Dưa hấu từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch kéo dài khoảng hơn 2 tháng, dao động từ 60-65 ngày. Những người nông dân ở đây cho biết, trồng dưa hấu đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều công chăm bón. Để có được những quả dưa căng mọng, ngọt mà không bị xốp thì phải chăm bón từ lúc cây mới lên chồi, lá non cho đến ngày thu hoạch. Bởi vậy mà trồng dưa vất vả, cực nhọc chẳng khác nào chăm con “mọn”.

Ông Bùi Thanh Sơn, có thâm niên hơn 25 năm trồng dưa, chia sẻ: “Tôi ra đồng dưa từ lúc mặt trời chưa lên và đến non trưa mới về. Trồng dưa thì vất vả hơn so với canh tác các loại hoa màu khác nhưng nếu được giá thì lợi nhuận cao, cũng kiếm được ít tiền để nuôi con ăn học”.

Canh tác dưa, vốn đầu tư bỏ ra không lớn, chỉ vài triệu đồng/sào thế nhưng công sức chăm bón thì gấp nhiều lần. Với suy nghĩ “lấy công làm lời” nên bà con nông dân luôn hy vọng có một vụ mùa bội thu, giá dưa cao để xứng đáng với công sức bỏ ra. Thế nhưng dù là địa phương có truyền thống canh tác dưa hấu, với chất lượng cao nhưng đầu ra, giá cả vẫn luôn là bài toán nan giải.
trái cây Quảng Ngãi, đặc sản Quảng Ngãi, trái cây miền Trung, dưa hấu Bình Thanh Tây, dưa hấu Bình Nguyên, dưa hấu Bình Sơn, dưa hấu Sơn Tịnh, dưa hấu Quảng Ngãi, dưa hấu miền trung, dưa hấu không hạt, dưa hấu hữu cơ, dưa hấu xuất khẩu, trồng dưa hấu
Chị Nguyễn Thị Bé ở thôn An Quang, xã Bình Thanh Tây (Bình Sơn) bên hệ thống nước tưới nhỏ giọt của gia đình.
Ông Sơn trầm ngâm: “Năm ngoái, giá dưa ở mức thấp, chỉ hơn 1 nghìn đồng/kg, nông dân chúng tôi thua lỗ nặng, không lấy lại được vốn bỏ ra. Dù chúng tôi đã tìm giải pháp là không xuống giống đồng loạt thế nhưng giá cả còn lại hoàn toàn thuộc vào thị trường. Cứ vài năm được giá thì sẽ có năm mất giá, điệp khúc đó cứ lặp đi lặp lại. Là nghề truyền thống của địa phương, của gia đình mình nên không đành bỏ”.

Không chỉ có ông Sơn mà hơn 200 hộ dân ở xã Bình Thanh Tây cũng có chung suy nghĩ, nỗi niềm như thế. “Bỏ thì thương, vương thì tội ” nên cứ đến mỗi vụ dưa, họ lại cần cù, chăm chỉ lao động với hy vọng dưa được mùa được giá….

Cũng đang tỉ mẩn chăm sóc từng luống dưa, chị Nguyễn Thị Bé (37 tuổi), chia sẻ: “Ngày nào cũng phải ra ruộng dưa, nhưng có lẽ kỳ công nhất là công đoạn thụ phấn cho cây. Mỗi khi vào mùa dưa ra hoa, cứ vào sáng sớm là phải ra đồng ngắt lấy từng bông hoa đực quẹt phấn vào từng bông hoa cái để tỷ lệ đậu quả cao. Làm nghề này vất vả nhưng cũng có niềm vui riêng, thấy dưa lớn từng ngày, trái nào cũng to tròn, căng mọng là bao nhiêu cực khổ cũng tan biến hết”.

Hiện nay, để giảm bớt công lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, bà con nông dân bắt đầu học hỏi, cải tiến hệ thống tưới tiêu. Thay vì tưới tràn như trước đây, vụ này hơn 40% số hộ đã đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây.

Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Thanh Tây, ông Ngô Vân Thủy cho biết, hiện nay toàn xã có khoảng 200 hộ gia đình làm nghề trồng dưa hấu, chủ yếu trồng dưa hắc mỹ nhân. Vụ hè thu năm nay, toàn xã xuống giống 40ha, ước tính năng suất đạt 30 tấn/ha.
trái cây Quảng Ngãi, đặc sản Quảng Ngãi, trái cây miền Trung, dưa hấu Bình Thanh Tây, dưa hấu Bình Nguyên, dưa hấu Bình Sơn, dưa hấu Sơn Tịnh, dưa hấu Quảng Ngãi, dưa hấu miền trung, dưa hấu không hạt, dưa hấu hữu cơ, dưa hấu xuất khẩu, trồng dưa hấu
Ruộng dưa hấu không hạt của gia đình anh Nguyễn Tấn Dũng ở thôn An Quang, xã Bình Thanh Tây (Bình Sơn).

Phát triển giống dưa không hạt  


Những năm gần đây, nhận thấy xã Bình Thanh Tây là địa phương có kinh nghiệm thâm canh dưa hấu từ lâu đời, đầu năm 2018 huyện Bình Sơn hỗ trợ bà con 100% giống, phân hữu cơ, phân vi sinh cũng như kỹ thuật chăm sóc, triển khai mô hình trồng dưa hấu không hạt đầu tiên trong tỉnh. Với 6 hộ tham gia trồng, trên tổng diện tích hơn 3ha, mở ra hướng đi mới cho người nông dân.

Đứng trên ruộng dưa hấu không hạt sắp cho thu hoạch của gia đình mình, anh Nguyễn Tấn Dũng phấn khởi nói: “Loại dưa hấu không hạt này bán chạy lắm. Như năm ngoái, trong khi dưa hắc mỹ nhân được các thương lái thu mua với giá chỉ hơn 1.000 đồng/kg thì loại dưa không hạt này nhiều người trả mua với giá 7.000-8.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về rất là cao".

Theo như lời anh Dũng kể, thì thời gian trồng và chăm sóc là 62-65 ngày, nhưng chi phí cho cả vụ dưa này thấp hơn vì được trồng theo phương pháp hữu cơ, lại rất ít sâu bệnh. Trường hợp phát hiện sâu bệnh nhỏ thì anh chỉ dùng phân vi sinh để tăng khả năng đề phòng bệnh hại cho dưa. Năm trước, cuối vụ gia đình anh thu lãi gần 60 triệu đồng.

Cũng là một nông dân trẻ trồng dưa không hạt tại địa phương, chị Nguyễn Thị Bích (37 tuổi), cho biết, năm trước gia đình chị có 3.000m2 trồng dưa hấu không hạt, đạt trọng lượng 7-8kg/trái, sản lượng đạt 8 tấn/vụ, với giá bán 8.000 đồng/kg tại vườn, chị Bích thu về 80 triệu đồng vụ dưa.

Thế nhưng theo chị Bích, khó khăn của người trồng dưa nơi này là hầu hết bà con đều tự tìm đầu ra để tiêu thụ sản phẩm. "Năm nay nhà tôi trồng hơn 3.000m2, số vốn đầu tư trồng dưa không hạt cũng không ít. Nếu vụ này thu hoạch thì cũng khoảng 8 tấn dưa. Mà nếu như năm ngoái, bán nhỏ lẻ tại địa phương hoặc qua mạng xã hội, facebook thì rất khó cho người nông dân chúng tôi", chị Bích lo lắng.
trái cây Quảng Ngãi, đặc sản Quảng Ngãi, trái cây miền Trung, dưa hấu Bình Thanh Tây, dưa hấu Bình Nguyên, dưa hấu Bình Sơn, dưa hấu Sơn Tịnh, dưa hấu Quảng Ngãi, dưa hấu miền trung, dưa hấu không hạt, dưa hấu hữu cơ, dưa hấu xuất khẩu, trồng dưa hấu
Những miếng dưa không hạt căng mọng nước, được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Thanh Tây, ông Ngô Văn Thủy cho biết, vụ dưa năm trước năng suất trung bình 30 tấn/ha, người dân có lãi từ 60 - 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, liên tục nhiều năm nay, đầu ra dưa hấu vẫn chưa ổn định do chưa bao tiêu được sản phẩm, người dân chủ yếu bán lẻ.

Trong khi, hiện nay, hệ thống siêu thị, cửa hàng phân phối sản phẩm sạch mọc lên càng nhiều, hơn ai hết người trồng dưa rất cần sự quan tâm, đón nhận sản phẩm để bà con nông dân mạnh dạn nhân rộng mô hình này.

Theo ông Thủy, việc người dân tham gia mô hình trồng dưa hấu không hạt đã mở ra một hướng sản xuất mới trên đất ruộng lúa, giảm chi phí và đem lại nguồn thu đáng kể cho nông dân. Để khuyến khích bà con tham gia trồng dưa hấu không hạt, vụ này, huyện Bình Sơn đã hỗ trợ 50% để bà con đầu tư giống, phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc sinh học, bạc phủ, thực hiện trồng dưa không hạt theo phương pháp hữu cơ, trên diện tích 3ha.

Những hộ trồng dưa cho biết, dưa hấu đầu mùa hiện tại được các thương lái thu mua với giá 6.000-7.000 đồng/kg đối với dưa hắc mỹ nhân, 7.000-8.000 đồng/kg đối với dưa hấu không hạt, sản lượng đạt 2.5 tấn/sào. Với mức giá và sản lượng này thì người nông dân có lãi. Tuy nhiên, dù được mùa được giá nhưng người dân vẫn lo lắng sợ giá xuống thấp hơn. Giờ đây, những hộ trồng dưa như chị Bích hay ông Sơn chỉ hy vọng thương lái mua ổn định để người dân có thể có một vụ dưa thành công. 

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: