Mít Thái siêu sớm là một giống mít đặc sản đang được quan tâm trên thị trường. Hiện ở huyện miền núi Con Cuông, một số hộ trồng loại mít này đã cho hiệu quả kinh tế khá.
Trước đây, các hộ dân chủ yếu trồng giống mít truyền thống là mít dai, mít mật, sau khi trồng khoảng từ 4 - 5 năm mới cho thu hoạch. Để có thể cung ứng ra thị trường sản phẩm mít quanh năm, thời gian qua, nhiều gia đình ở huyện Con Cuông đã đưa giống cây mít Thái siêu sớm vào trồng.
Không giống như những giống mít khác, mít Thái siêu sớm ít xơ, múi giòn, vị ngọt đậm và thơm. Vì vậy, mít Thái hiện đang là sản phẩm hút khách hàng, hiện có giá bán giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Là người tiên phong đưa cây mít về trồng tại địa phương, chị Hà Thị Anh ở thôn Tân Dân, xã Bồng Khê cho biết, năm 2017, gia đình đi tận Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội để mua 100 cây mít Thái, mỗi cây giống giá 50.000 đồng. Trên diện tích 2.800 m2 trước đây trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả, gia đình đã trồng 100 gốc mít đến nay đang cho thu hoạch.
"Mít Thái siêu sớm trồng sau khoảng 18 tháng đã bắt đầu cho thu hoạch và sản lượng sẽ tăng dần từ năm thứ hai trở đi. Dù mỗi cây mít Thái siêu sớm trong vườn nhà mới chỉ cao khoảng 2 - 3 m nhưng trung bình đã có khoảng 5 - 8 quả/cây; mỗi quả nặng từ 3 - 5 kg.
Mặc dù mới năm thứ 2, nhưng năm vừa rồi gia đình đã thu được hàng chục triệu đồng tiền bán mít. Bắt đầu từ năm sau trở đi lượng quả sẽ nhiều hơn" - chị Hà Thị Anh cho hay.
Anh Nguyễn Văn Tấn ở thôn Lam Trà, xã Bồng Khê cũng đang trồng gần 100 cây mít Thái. Theo anh Tấn, trồng mít không tốn nhiều chi phí, kỹ thuật chăm sóc như cây nhãn, cây cam nhưng đòi hỏi phải thường xuyên tưới nước, bón phân và theo dõi để phòng trừ các loại sâu đục thân, đục quả.
Sau mỗi lần thu hoạch quả phải cắt bỏ bớt cành thừa để cây nhận đủ ánh sáng giúp quả to và ngọt. Ngoài ra, nên tỉa bỏ những quả đầu cành, chỉ giữ lại những quả ôm thân và gần gốc để đạt chất lượng tốt nhất.
"Năm đầu ra quả, chỉ giữ tối đa khoảng 3 - 4 quả/cây. Khi cây đã trưởng thành, số quả có thể tăng lên nhiều hơn. Đặc biệt, mít Thái siêu sớm trồng càng lâu năm múi sẽ càng có vị ngọt đậm, thơm ngon" - anh Tấn cho biết thêm.
Hiện xã Bồng Khê có 5 hộ trồng tập trung từ 50 -100 cây; còn lại chủ yếu trồng xen canh cùng nhiều loại cây ăn quả khác. Mặc dù cây mít Thái đang cho hiệu quả nhưng cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần thận trọng khi ồ ạt mở rộng diện tích.
Giống mít Thái siêu sớm trồng sau khoảng 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch; trung bình mỗi cây 5 - 10 quả. |
Không giống như những giống mít khác, mít Thái siêu sớm ít xơ, múi giòn, vị ngọt đậm và thơm. Vì vậy, mít Thái hiện đang là sản phẩm hút khách hàng, hiện có giá bán giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Là người tiên phong đưa cây mít về trồng tại địa phương, chị Hà Thị Anh ở thôn Tân Dân, xã Bồng Khê cho biết, năm 2017, gia đình đi tận Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội để mua 100 cây mít Thái, mỗi cây giống giá 50.000 đồng. Trên diện tích 2.800 m2 trước đây trồng cây ngắn ngày kém hiệu quả, gia đình đã trồng 100 gốc mít đến nay đang cho thu hoạch.
"Mít Thái siêu sớm trồng sau khoảng 18 tháng đã bắt đầu cho thu hoạch và sản lượng sẽ tăng dần từ năm thứ hai trở đi. Dù mỗi cây mít Thái siêu sớm trong vườn nhà mới chỉ cao khoảng 2 - 3 m nhưng trung bình đã có khoảng 5 - 8 quả/cây; mỗi quả nặng từ 3 - 5 kg.
Để tránh sâu bệnh gây hại, sau khi ra quả người dân dùng bao bọc lại. |
Anh Nguyễn Văn Tấn ở thôn Lam Trà, xã Bồng Khê cũng đang trồng gần 100 cây mít Thái. Theo anh Tấn, trồng mít không tốn nhiều chi phí, kỹ thuật chăm sóc như cây nhãn, cây cam nhưng đòi hỏi phải thường xuyên tưới nước, bón phân và theo dõi để phòng trừ các loại sâu đục thân, đục quả.
Sau mỗi lần thu hoạch quả phải cắt bỏ bớt cành thừa để cây nhận đủ ánh sáng giúp quả to và ngọt. Ngoài ra, nên tỉa bỏ những quả đầu cành, chỉ giữ lại những quả ôm thân và gần gốc để đạt chất lượng tốt nhất.
"Năm đầu ra quả, chỉ giữ tối đa khoảng 3 - 4 quả/cây. Khi cây đã trưởng thành, số quả có thể tăng lên nhiều hơn. Đặc biệt, mít Thái siêu sớm trồng càng lâu năm múi sẽ càng có vị ngọt đậm, thơm ngon" - anh Tấn cho biết thêm.
Mít Thái siêu sớm bước đầu cho hiệu quả tốt ở huyện miền núi Con Cuông. |
0 nhận xét: