Với những lợi ích kinh tế đem lại, hiện nay cây dứa ở xã Bản Phiệt đã và đang trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của các cấp uỷ, chính quyền, xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng đã có nhiều giải pháp thích hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xoá đói giảm nghèo trong nhân dân. Một trong những giải pháp phát triển kinh tế, giảm nghèo của xã Bản Phiệt là tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phù hợp với tập quán canh tác của bà con và tình hình thực tế địa phương.
Xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ông Đào Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bản Phiệt cho biết, UBND xã luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao đời sống, tạo việc làm cho người lao động.
Xã đã đưa cây dứa vào trồng tại một số thôn trên diện tích đất đồi dốc và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Do đó, hộ nghèo có chiều hướng giảm tích cực (năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 8,9%). Qua đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp nông thôn ở địa phương, đưa Bản Phiệt cán đích nông thôn mới.
Những ngày đầu năm này, khi về đến xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng chúng tôi được chứng kiến không khí tất bật của bà con nơi đây, khi họ thu hoạch vụ dứa chính trong năm. Các xe lớn nhỏ nườm nượp chở dứa. Nhờ trồng dứa mà bà con nơi đây đã thoát khỏi cái đói, cái nghèo. Được biết tổng diện tích dứa của toàn xã Bản Phiệt là 250 ha, trồng chủ yếu tại các thôn Nậm Sò, Nậm Siu, Pạc Tà, K8. Thời tiết trong năm qua thuận lợi, cây dứa trên địa bàn xã Bản Phiệt phát triển tốt cho quả to, đồng đều và có chất lượng cao hơn năm trước. Thời gian thu hoạch bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Đặc biệt, dứa thương phẩm hiện đang được thương lái thu mua với giá từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, cao hơn rất nhiều so với mức giá 2.000 - 2.500 đồng/kg cùng kỳ năm trước. Với giá bán đó, người trồng dứa có lãi từ 100 - 120 triệu đồng/ha, sau khi đã trừ chi phí vật tư nông nghiệp và công lao động. Qua gần 3 tháng thu hoạch, người dân ước tính niên vụ năm nay sản lượng dứa thương phẩm bình quân đạt 55 - 60 tấn quả/ha. Như vậy với 250 ha dứa, sản lượng của niên vụ này ước thu khoảng 15 nghìn tấn, với giá trị 45 tỷ đồng.
Một tín hiệu đáng mừng là hiện nay người trồng dứa ở xã Bản Phiệt đã nắm vững khoa học kỹ thuật để triển khai trồng dứa trái vụ và thu hoạch cả 4 mùa trong năm. Tuy nhiên, sản lượng dứa thu hoạch nhiều nhất vẫn là từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thực tế cho thấy, nhờ trồng dứa mà nhiều người dân xã Bản Phiệt đã thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
Ngoài ra còn rất nhiều mô hình trồng dứa ở Bản Phiệt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ, qua đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp nông thôn ở địa phương, đưa Bản Phiệt cán đích nông thôn mới.
Một trong những thôn được biết đến là nơi có diện tích trồng dứa lớn nhất của xã Bản Phiệt đó là Thôn Nậm Sò, với tổng diện tích trồng dứa là 95 ha. Trước kia đời sống người dân trong thôn vô cùng khó khăn thiếu thốn, nhiều nhà đông con ăn bữa trước lo bữa sau. Đất đai nhiều nhưng chỉ trồng được cây ngô cây sắn, nhưng hay bị mất mùa, còn cây lúa thì ở đây không trồng được.
Không chịu khuất phục trước cái đói, cái nghèo, nhiều người dân trong thôn đã quyết tâm chuyển đổi sang trồng dứa cho thu hoạch năng xuất cao và nhu cầu thị trường lại rất lớn, giá cả ổn định. Từ đó, người dân thôn Nậm Sò đã phá bỏ những cây cho năng xuất thấp và chuyển hẳn sang trồng dứa. Bây giờ nơi đây đã trở thành vùng trồng dứa lớn của xã Bản Phiệt, được nhiều thương lái đến tận đồi thu mua.
Có thể thấy từ trồng dứa mà nhiều gia đình trong thôn đã xây được những căn nhà mái bằng khang trang. Nhiều mô hình trang trại cũng được xây dựng nhờ đồng vốn sinh ra từ cây dứa. Tiêu biểu như hộ gia đình anh Lý A Chúc, anh Phùng A Sáng, anh Tẩn Văn Hạnh ở thôn Nậm Sò, mỗi niên vụ cho thu về từ 240 - 300 triệu đồng.
Để được xem tận mắt, chúng tôi đã đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Lý A Chúc, trò chuyện với chúng tôi anh Chúc cho biết: Hiện gia đình anh trồng khoảng 01 ha dứa, bình quân mỗi vụ cho thu gần 60 tấn quả, với trị giá thu về khoảng 240 triệu đồng, trừ chi phí gia đình anh còn lãi khoảng 120 triệu đồng/vụ. Cũng từ trồng dứa mà gia đình anh Chúc không chỉ xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang mà còn mua được ô tô cùng nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.
Thôn Nậm Sò hiện có 31 hộ đã xây được nhà kiên cố, trong đó nhiều nhà xây 2 đến 3 tầng, còn 3 hộ nghèo. Thu nhập của người dân đã tăng lên khoảng 40 triệu đồng/đầu người/năm.
Thương lái đến tận nơi để thu mua và chở dứa. |
Xác định xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ông Đào Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bản Phiệt cho biết, UBND xã luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải thiện điều kiện sản xuất và nâng cao đời sống, tạo việc làm cho người lao động.
Xã đã đưa cây dứa vào trồng tại một số thôn trên diện tích đất đồi dốc và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Do đó, hộ nghèo có chiều hướng giảm tích cực (năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 8,9%). Qua đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp nông thôn ở địa phương, đưa Bản Phiệt cán đích nông thôn mới.
Những ngày đầu năm này, khi về đến xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng chúng tôi được chứng kiến không khí tất bật của bà con nơi đây, khi họ thu hoạch vụ dứa chính trong năm. Các xe lớn nhỏ nườm nượp chở dứa. Nhờ trồng dứa mà bà con nơi đây đã thoát khỏi cái đói, cái nghèo. Được biết tổng diện tích dứa của toàn xã Bản Phiệt là 250 ha, trồng chủ yếu tại các thôn Nậm Sò, Nậm Siu, Pạc Tà, K8. Thời tiết trong năm qua thuận lợi, cây dứa trên địa bàn xã Bản Phiệt phát triển tốt cho quả to, đồng đều và có chất lượng cao hơn năm trước. Thời gian thu hoạch bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Mô hình trồng dứa tại xã Bản Phiệt mang lại thu nhập cao cho nông dân. |
Một tín hiệu đáng mừng là hiện nay người trồng dứa ở xã Bản Phiệt đã nắm vững khoa học kỹ thuật để triển khai trồng dứa trái vụ và thu hoạch cả 4 mùa trong năm. Tuy nhiên, sản lượng dứa thu hoạch nhiều nhất vẫn là từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thực tế cho thấy, nhờ trồng dứa mà nhiều người dân xã Bản Phiệt đã thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
Ngoài ra còn rất nhiều mô hình trồng dứa ở Bản Phiệt cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ, qua đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp nông thôn ở địa phương, đưa Bản Phiệt cán đích nông thôn mới.
Cây dứa giúp người nông dân thoát nghèo
Một trong những thôn được biết đến là nơi có diện tích trồng dứa lớn nhất của xã Bản Phiệt đó là Thôn Nậm Sò, với tổng diện tích trồng dứa là 95 ha. Trước kia đời sống người dân trong thôn vô cùng khó khăn thiếu thốn, nhiều nhà đông con ăn bữa trước lo bữa sau. Đất đai nhiều nhưng chỉ trồng được cây ngô cây sắn, nhưng hay bị mất mùa, còn cây lúa thì ở đây không trồng được.
Người dân thôn Nậm Siu, xã Bản Phiệt đang trồng dứa gối vụ. |
Có thể thấy từ trồng dứa mà nhiều gia đình trong thôn đã xây được những căn nhà mái bằng khang trang. Nhiều mô hình trang trại cũng được xây dựng nhờ đồng vốn sinh ra từ cây dứa. Tiêu biểu như hộ gia đình anh Lý A Chúc, anh Phùng A Sáng, anh Tẩn Văn Hạnh ở thôn Nậm Sò, mỗi niên vụ cho thu về từ 240 - 300 triệu đồng.
Để được xem tận mắt, chúng tôi đã đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Lý A Chúc, trò chuyện với chúng tôi anh Chúc cho biết: Hiện gia đình anh trồng khoảng 01 ha dứa, bình quân mỗi vụ cho thu gần 60 tấn quả, với trị giá thu về khoảng 240 triệu đồng, trừ chi phí gia đình anh còn lãi khoảng 120 triệu đồng/vụ. Cũng từ trồng dứa mà gia đình anh Chúc không chỉ xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang mà còn mua được ô tô cùng nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.
Hoạt động mua bán dứa tại thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt. |
0 nhận xét: