Vài năm trở lại đây, cây Táo đã được nông dân huyện Gia Bình đưa vào trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ trồng Táo. Mô hình của gia đình bà Nguyễn thị Hiền thôn Cầu Đào, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình là một điển hình.
Thăm vườn táo của bà Nguyễn Thị Huyền, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi khu ruộng 2 sào với những gốc táo sai trĩu quả. Đặc biệt, bằng mắt thường có thể thấy được giống táo này rất to, phải gấp 2-3 lần loại táo thường. Bà Hiền cho biết đây là giống táo Đài Loan da xanh, mỗi cân chỉ tầm chục quả. Nhìn vườn táo chúng tôi cảm nhận được cách làm giàu bền vững chính từ bàn tay của người nông dân đã từng một nắng hai sương gắn bó với ruộng vườn.
Bà Hiền cho biết “Xuất phát từ quá trình kinh doanh, nhận thấy giống táo Đài Loan rất được thị trường ưa chuộng, giá cả ổn định”. Năm 2017, bà lên Bắc Giang để học hỏi, rồi mua giống về trồng. Với diện tích hơn 2 sào bà Hiền trồng 80 gốc. Do áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và đưa phân bón silic vào nên chỉ sau một năm cây táo đã bắt đầu cho quả. Với năng suất đạt 30 – 40kg/gốc, giá bán 20 nghìn đồng/kg, mùa táo năm nay gia đình bà Hiền thu khoảng 60 triệu đồng. Tính ra mỗi sào Táo sẽ cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng cao gấp nhiều lần so với cấy lúa.
Giống Táo Đài Loan dễ trồng, ít sâu bệnh, sau trồng 1 năm sẽ cho thu hoạch, thời gian thu hoạch trong vòng 2 tháng. Sau khi thu hoạch xong chỉ cần đốn cành cách gốc 20 cm rồi bón phân là sẽ có một chu kỳ mới. Theo kinh nghiệm của của bà Hiền, loại cây này rất dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, sau 5 - 6 năm mới phải thay gốc nên số tiền đầu tư không lớn. Trong quá trình chăm sóc, phải chú ý việc bón phân đúng thời điểm, ngoài bón phân silic, bà còn bón thêm lân, kia li, cần bón phân hợp lý, nhất là khi táo chuẩn bị ra quả non, để quả táo to, đẹp mã, giòn, ngọt.
Bà Hiền phấn khởi cho biết thêm, trong quá trình trồng, gia đình được Hội nông dân huyện tạo điều kiện đi học tập kinh nghiệm trồng táo tại các nhà vườn của huyện Tiên Du đồng thời cung ứng phân bón silic của Công ty Tân Phát Bắc Giang nên bà nhanh chóng áp dụng vào mô hình của gia đình và đã đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Lứa thu hoạch đầu tiên, táo cho năng suất chừng 30kg/ gốc, lứa thứ 2 đang cho thu hoạch ước tính đạt 50kg/ gốc táo; trung bình mỗi sào thu hoạch được 2 tấn táo. Với giá bán trung bình 20 nghìn đồng/ kg, sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng/ sào, từ năm thứ 3 trở đi sẽ cho năng suất và hiệu quả cao hơn. Thời gian tới, gia đình sẽ mở rộng thêm hơn 2 sào nữa và trồng xen canh với một số cây trồng khác.
Từ thực tế mô hình trồng táo của đình bà Hiền cho thấy, đây là cây trồng triển vọng mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Do vậy Hội nông dân huyện Gia Bình sẽ có chủ trương tổ chức cho hội viên nông dân thăm quan và có chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình, giúp người nông dân có thêm sự lựa chọn mới để thay thế dần những loại cây trồng kém hiệu quả.
Tin tưởng trong năm mới, trên địa bàn huyện Gia Bình sẽ có thêm nhiều vườn táo đem lại thu nhập cao cho người dân, góp phần đưa kinh tế huyện Gia Bình ngày càng phát triển bền vững.
Táo Đài Loan cùi rất dày, quả to, mã sáng, ăn ngọt và giòn được thị trường ưa chuộng, giá cả ổn định. |
Bà Hiền cho biết “Xuất phát từ quá trình kinh doanh, nhận thấy giống táo Đài Loan rất được thị trường ưa chuộng, giá cả ổn định”. Năm 2017, bà lên Bắc Giang để học hỏi, rồi mua giống về trồng. Với diện tích hơn 2 sào bà Hiền trồng 80 gốc. Do áp dụng đúng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và đưa phân bón silic vào nên chỉ sau một năm cây táo đã bắt đầu cho quả. Với năng suất đạt 30 – 40kg/gốc, giá bán 20 nghìn đồng/kg, mùa táo năm nay gia đình bà Hiền thu khoảng 60 triệu đồng. Tính ra mỗi sào Táo sẽ cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng cao gấp nhiều lần so với cấy lúa.
Giống Táo Đài Loan dễ trồng, ít sâu bệnh, sau trồng 1 năm sẽ cho thu hoạch, thời gian thu hoạch trong vòng 2 tháng. Sau khi thu hoạch xong chỉ cần đốn cành cách gốc 20 cm rồi bón phân là sẽ có một chu kỳ mới. Theo kinh nghiệm của của bà Hiền, loại cây này rất dễ trồng, sinh trưởng, phát triển tốt, sau 5 - 6 năm mới phải thay gốc nên số tiền đầu tư không lớn. Trong quá trình chăm sóc, phải chú ý việc bón phân đúng thời điểm, ngoài bón phân silic, bà còn bón thêm lân, kia li, cần bón phân hợp lý, nhất là khi táo chuẩn bị ra quả non, để quả táo to, đẹp mã, giòn, ngọt.
Táo là cây trồng triển vọng mang lại thu nhập khá cho người nông dân Gia Bình. |
Lứa thu hoạch đầu tiên, táo cho năng suất chừng 30kg/ gốc, lứa thứ 2 đang cho thu hoạch ước tính đạt 50kg/ gốc táo; trung bình mỗi sào thu hoạch được 2 tấn táo. Với giá bán trung bình 20 nghìn đồng/ kg, sau khi trừ chi phí, gia đình bà thu lãi khoảng 30 triệu đồng/ sào, từ năm thứ 3 trở đi sẽ cho năng suất và hiệu quả cao hơn. Thời gian tới, gia đình sẽ mở rộng thêm hơn 2 sào nữa và trồng xen canh với một số cây trồng khác.
Từ thực tế mô hình trồng táo của đình bà Hiền cho thấy, đây là cây trồng triển vọng mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Do vậy Hội nông dân huyện Gia Bình sẽ có chủ trương tổ chức cho hội viên nông dân thăm quan và có chính sách hỗ trợ để nhân rộng mô hình, giúp người nông dân có thêm sự lựa chọn mới để thay thế dần những loại cây trồng kém hiệu quả.
Tin tưởng trong năm mới, trên địa bàn huyện Gia Bình sẽ có thêm nhiều vườn táo đem lại thu nhập cao cho người dân, góp phần đưa kinh tế huyện Gia Bình ngày càng phát triển bền vững.
0 nhận xét: