Nhờ mạnh dạn áp dụng quy trình trồng theo tiêu chuẩn VietGap, đến nay, cơ sở ổi sạch Tâm An của gia đình anh Nguyễn Ngọc Cương sinh năm 1981, trú tại xã Lý Trạch huyện Bố Trạch đã bước đầu mang lại hiệu quả, giúp gia đình anh sớm ổn định cuộc sống.
Khởi nghiệp từ cây ổi, ban đầu, anh Cương cũng chỉ định trồng ổi thương phẩm như bao hộ gia đình khác trên mảnh đất Lý Trạch. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy số hộ trồng ổi trên địa bàn xã đã quá nhiều, sợ rằng cung sẽ vượt quá cầu, sản phẩm mình vất vả làm ra lại không có chỗ đứng trên thị trường, không được khách hàng đón nhận. Trong khi đó, nhận thấy nhu cầu về hoa quả sạch của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, anh đã quyết định chuyển hướng sang trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGap.
Trồng ổi trên đất cát pha bạc màu, mảnh đất được gia đình anh khai hoang vào những năm 2000, có đặc điểm thường khô cháy vào mùa hè và bị nhiễm phèn vào mùa mưa nên việc trồng và chăm sóc ổi của gia đình anh gặp vô vàn khó khăn. Vợ chồng anh đã phải mất gần 1 năm để tập trung đầu tư cải tạo đất đai.
Gạt vội giọt mồ hôi trên trán, anh hóm hỉnh chia sẻ: “Thực ra, dù đất có xấu tới bao nhiêu, chỉ cần chủ nhân hiểu được thì ắt sẽ cải tạo được. Cũng như con người vậy, dù xấu đến độ nào mà cố gắng rèn dũa thì cũng có thể trở thành người tốt. Mình phải biết lắng nghe, xem đất thiếu gì, thừa gì để bổ sung kịp thời”. Có lẽ vì vậy, mà trong khi các vườn ổi khác luôn được chủ làm cỏ sạch sẽ thì anh Cương lại quyết định giữ lại thảm cỏ với lý do để hệ vi sinh vật phát triển làm tăng độ phì nhiêu, tránh làm đất bạc màu.
Theo anh, trồng ổi nhanh cho thu hoạch, giá bán tương đối ổn định nên hiệu quả gấp 3-4 lần các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên, để thu lại thành quả ấy thì việc chăm sóc lại đòi hỏi sự tỉ mẩn và tốn khá nhiều công sức. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to cần phải chăm bón từ lúc mới ra bông, thường xuyên vun gốc và xới tơi đất để bộ rễ cây phát triển. Đồng thời cắt đi những cành lá sát chân gốc để tạo thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái. Khi bông bắt đầu kết trái phải dùng bao ni-lon để bọc từng trái một, nhằm tránh bị côn trùng chích hoặc nấm, ghẻ làm thối bên trong trái. Đặc biệt, trái ổi được bọc cũng có màu xanh đặc trưng đẹp mắt, thu hút người tiêu dùng.
Với phương châm “làm việc gì cũng cần có đam mê”, mặc dù đăng ký trồng theo tiêu chuẩn VietGap từ cuối năm 2017, nhưng trong suốt quá trình chăm sóc, anh luôn hướng đến chất lượng ổi hữu cơ. Cũng chính vì vậy, cây ổi tại cơ sở của anh chủ yếu được bón bằng phân trấu và phân chuồng ủ hoai mục hay tưới nước đậu nành thay thế cho việc bón đạm, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón hoá học. Nhìn vườn ổi xanh mướt, đang độ trĩu quả, ít ai có thể biết rằng, vì không muốn sử dụng thuốc trừ sâu, đều đặn hằng đêm, anh phải đội đèn ra tìm và bắt các loại bọ bám vào cây. Tỉ mẩn là thế, say sưa với nghề là thế mới thấu hiểu được tâm huyết của anh đối với vườn ổi lớn đến đâu.
Sau một thời gian trồng và chăm sóc theo chuẩn kỹ thuật, cộng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản cũng như sự bắt tay chỉ việc từ Công ty trách nhiệm Công Nghệ Xanh tỉnh Hà Tĩnh, giữa năm 2018, cơ sở ổi Tâm An của anh đã được cấp giấy chứng nhận VietGap. Trở thành mô hình trồng ổi VietGap đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Cũng từ đó, sản phẩm ổi sạch của anh được bày bán tại nhiều siêu thị trên toàn tỉnh. Anh dần chiếm được niềm tin của khách hàng, chinh phục được cả những người tiêu dùng khó tính.
Đến nay, anh Cương đã trồng được gần 900 gốc ổi nữ hoàng và ổi lê Đài Loan trên diện tích 1ha, sản lượng đạt gần 30 tấn/năm. Giá bán tại vườn dao động từ 30 – 35 nghìn đồng/kg ổi. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về khoản lợi nhuận từ 150 - 200 triệu mỗi năm. Không dừng lại ở đó, hiện, anh Cương cùng vợ đang tiến hành cải tạo đất để trồng bổ sung 200 gốc ổi ruột đỏ không hạt và ổi ruột đỏ AT36.
Ông Lê Quang Hạnh, Chủ tịch Hội nông dân xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch cho biết: “Mô hình trồng ổi VietGap của hộ gia đình anh Nguyễn Ngọc Cương đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nông hộ trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, xã sẽ cố gắng vận động các hộ trồng ổi trên địa bàn tới thăm quan, học tập mô hình của anh Cương nhằm chuyển hướng sang trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGap để tiến tới xây dựng Hợp tác xã ổi sạch xã Lý Trạch.”
Có thể nói, bằng sức trẻ và sự đam mê, anh Nguyễn Ngọc Cương đã trở thành điển hình trong việc dám nghĩ, dám làm. Cũng nhờ tin thần không ngại khó, đến nay, vườn ổi của anh đã mang lại hiệu quả cao, giúp gia đình anh thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương Bố Trạch.
Anh Nguyễn Ngọc Cương đã quyết định chuyển hướng sang trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP. |
Trồng ổi trên đất cát pha bạc màu, mảnh đất được gia đình anh khai hoang vào những năm 2000, có đặc điểm thường khô cháy vào mùa hè và bị nhiễm phèn vào mùa mưa nên việc trồng và chăm sóc ổi của gia đình anh gặp vô vàn khó khăn. Vợ chồng anh đã phải mất gần 1 năm để tập trung đầu tư cải tạo đất đai.
Gạt vội giọt mồ hôi trên trán, anh hóm hỉnh chia sẻ: “Thực ra, dù đất có xấu tới bao nhiêu, chỉ cần chủ nhân hiểu được thì ắt sẽ cải tạo được. Cũng như con người vậy, dù xấu đến độ nào mà cố gắng rèn dũa thì cũng có thể trở thành người tốt. Mình phải biết lắng nghe, xem đất thiếu gì, thừa gì để bổ sung kịp thời”. Có lẽ vì vậy, mà trong khi các vườn ổi khác luôn được chủ làm cỏ sạch sẽ thì anh Cương lại quyết định giữ lại thảm cỏ với lý do để hệ vi sinh vật phát triển làm tăng độ phì nhiêu, tránh làm đất bạc màu.
Trong suốt quá trình chăm sóc anh Cương luôn hướng đến chất lượng ổi hữu cơ. |
Với phương châm “làm việc gì cũng cần có đam mê”, mặc dù đăng ký trồng theo tiêu chuẩn VietGap từ cuối năm 2017, nhưng trong suốt quá trình chăm sóc, anh luôn hướng đến chất lượng ổi hữu cơ. Cũng chính vì vậy, cây ổi tại cơ sở của anh chủ yếu được bón bằng phân trấu và phân chuồng ủ hoai mục hay tưới nước đậu nành thay thế cho việc bón đạm, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại phân bón hoá học. Nhìn vườn ổi xanh mướt, đang độ trĩu quả, ít ai có thể biết rằng, vì không muốn sử dụng thuốc trừ sâu, đều đặn hằng đêm, anh phải đội đèn ra tìm và bắt các loại bọ bám vào cây. Tỉ mẩn là thế, say sưa với nghề là thế mới thấu hiểu được tâm huyết của anh đối với vườn ổi lớn đến đâu.
Sau một thời gian trồng và chăm sóc theo chuẩn kỹ thuật, cộng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản cũng như sự bắt tay chỉ việc từ Công ty trách nhiệm Công Nghệ Xanh tỉnh Hà Tĩnh, giữa năm 2018, cơ sở ổi Tâm An của anh đã được cấp giấy chứng nhận VietGap. Trở thành mô hình trồng ổi VietGap đầu tiên của tỉnh Quảng Bình. Cũng từ đó, sản phẩm ổi sạch của anh được bày bán tại nhiều siêu thị trên toàn tỉnh. Anh dần chiếm được niềm tin của khách hàng, chinh phục được cả những người tiêu dùng khó tính.
Cơ sở ổi Tâm An của anh Cương đã được cấp giấy chứng nhận VietGap. |
Ông Lê Quang Hạnh, Chủ tịch Hội nông dân xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch cho biết: “Mô hình trồng ổi VietGap của hộ gia đình anh Nguyễn Ngọc Cương đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nông hộ trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, xã sẽ cố gắng vận động các hộ trồng ổi trên địa bàn tới thăm quan, học tập mô hình của anh Cương nhằm chuyển hướng sang trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGap để tiến tới xây dựng Hợp tác xã ổi sạch xã Lý Trạch.”
Có thể nói, bằng sức trẻ và sự đam mê, anh Nguyễn Ngọc Cương đã trở thành điển hình trong việc dám nghĩ, dám làm. Cũng nhờ tin thần không ngại khó, đến nay, vườn ổi của anh đã mang lại hiệu quả cao, giúp gia đình anh thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương Bố Trạch.
0 nhận xét: