Ông Nguyễn Quốc Hùng (sinh năm 1954, ngụ ấp Tân Vọng, xã Vọng Thê, Thoại Sơn) được xem là người tiên phong trong việc chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Hiện, giống bưởi da xanh vợ chồng ông chăm sóc đang vào vụ cho trái đầu tiên.
“Quyết định chuyển 5,3ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh là kết quả sau chuyến thăm vườn bưởi của 1 người bạn ở Sóc Trăng. Ban đầu, vợ chồng tôi sợ cây bưởi không hợp thổ nhưỡng nên rất đắn đo. Rồi tự mày mò nghiên cứu và được 1 người bạn hướng dẫn kinh nghiệm, vợ, chồng tôi yên tâm với quyết định của mình. Trên mảnh đất lúa kém hiệu quả ngày nào, chúng tôi tiến hành cải tạo, lên liếp kỹ càng. Theo đó, có 3.000 gốc bưởi (1.000 gốc bưởi chiết và 2.000 gốc bưởi ghép) với giá mua 45.000 đồng/cây được tôi chọn trồng. Tổng chi phí đầu tư là 3,5 tỷ đồng cho vườn bưởi, không ít người lắc đầu bảo chúng tôi gan, vì cây bưởi da xanh không hợp với vùng đất nơi đây. Bỏ qua bao lời bàn tán, vợ chồng tôi kiên định với quyết tâm phát triển thành công vườn bưởi. Gần 2 năm gắn bó, vườn bưởi đang bước vào vụ cho trái đầu tiên với nhiều tín hiệu khả quan” - bà Lê Thị Hạnh (sinh năm 1955, vợ ông Hùng) chia sẻ.
Đợi cơn mưa cuối năm vừa nhẹ hạt, vợ chồng ông Hùng dẫn chúng tôi tham quan vườn bưởi. Ông Hùng cho biết, vườn bưởi được trồng vào cuối tháng 11-2016. Thời điểm này là đúng tuổi cho trái nhưng ông chỉ để khoảng 1.000 trái chiến bán Tết nhằm dưỡng cây. 6 tháng sau Tết là thời điểm lý tưởng nhất để vườn bưởi cho trái sai. “Một cây bưởi trung bình có thể đạt khoảng 30 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 1,5-2kg. Thấy vườn bưởi của tôi hiệu quả, những người hoài nghi trước đó đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm, tôi sẵn sàng hướng dẫn” - ông Hùng bộc bạch.
Lần đầu “làm quen” với cây bưởi, vợ chồng ông Hùng cho rằng, mọi kinh nghiệm có được hôm nay một phần là nhờ bản thân tự học hỏi, nghiên cứu. Bưởi trồng cực nhất là năm đầu tiên, vì khi đó cây chưa quen đất và khá non nớt, dễ bị sâu bệnh tấn công. Lúc đó, hầu như ngày nào vợ chồng ông Hùng cũng thay phiên nhau ra thăm vườn để khi phát hiện cây có dấu hiệu lạ sẽ xử lý kịp thời.
“Bưởi da xanh thường gặp các bệnh vàng lá và thối rễ. Nhưng nguy hiểm nhất là bệnh thối rễ, vì nếu không phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, cây bưởi dễ bị suy và lây lan sang những cây khác. Để ngăn ngừa sự thối rễ, vợ chồng tôi lên liếp trồng phải thật cao và mương thoát nước phải thật rộng để tránh tình trạng nước không thoát kịp, dâng lên ảnh hưởng bộ rễ. Hiện, vườn bưởi của tôi đã áp dụng công nghệ phun tưới tự động nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Chúng tôi đang hướng đến chuẩn VietGap, xa hơn là có thể mang bưởi quê mình đi xuất khẩu” - bà Hạnh cho hay.
Ngắm vườn bưởi đang vươn mình với màu xanh đầy hy vọng, vợ chồng ông Hùng cho biết, sắp tới sẽ mở rộng thêm diện tích trồng bưởi. Theo ông Hùng, những người đang có ý định trồng bưởi cần lưu ý là khi mua cây giống nên chọn cây lớn, cứng cáp, dù tốn kém nhưng tỷ lệ chết cây sẽ rất ít. Bởi cây nhỏ quá khi vận chuyển về trồng rất cực công chăm sóc. Cây lúc đó không có khả năng kháng lại các loại bệnh, nên quá trình sinh trưởng và phát triển sẽ không được như mong muốn.
Với giá dao động từ 30.000-45.000 đồng/kg, Tết này, vợ chồng ông Hùng tin rằng, bưởi da xanh của mình sẽ được thị trường đón nhận. “Để bảo vệ chắc chắn vườn bưởi, tôi xây dựng đê bao khép kín riêng dù địa phương đã có đê bao khép kín sẵn. Từ nay đến cuối năm, vườn bưởi sẽ luân phiên ra hoa, kết quả. Tôi còn ấp ủ dự định sẽ xử lý ra hoa trái vụ để vườn bưởi đạt giá trị cao” - ông Hùng bày tỏ.
“Từ khi ông Hùng chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, địa phương rất quan tâm. Quá trình đó, chúng tôi thường xuyên đến thăm để hỗ trợ kỹ thuật cho vợ chồng ông Hùng. Đến nay, địa phương có khoảng 30ha cây ăn trái các loại (xoài 3 màu, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ) được chuyển đổi từ vùng đất lúa kém hiệu quả, hầu hết đang phát triển rất tốt” - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vọng Thê Nguyễn Quốc Tình cho biết.
Niềm vui bên vườn bưởi - thành quả bao năm của vợ, chồng ông Hùng. |
Đợi cơn mưa cuối năm vừa nhẹ hạt, vợ chồng ông Hùng dẫn chúng tôi tham quan vườn bưởi. Ông Hùng cho biết, vườn bưởi được trồng vào cuối tháng 11-2016. Thời điểm này là đúng tuổi cho trái nhưng ông chỉ để khoảng 1.000 trái chiến bán Tết nhằm dưỡng cây. 6 tháng sau Tết là thời điểm lý tưởng nhất để vườn bưởi cho trái sai. “Một cây bưởi trung bình có thể đạt khoảng 30 trái, mỗi trái có trọng lượng từ 1,5-2kg. Thấy vườn bưởi của tôi hiệu quả, những người hoài nghi trước đó đã đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm, tôi sẵn sàng hướng dẫn” - ông Hùng bộc bạch.
Lần đầu “làm quen” với cây bưởi, vợ chồng ông Hùng cho rằng, mọi kinh nghiệm có được hôm nay một phần là nhờ bản thân tự học hỏi, nghiên cứu. Bưởi trồng cực nhất là năm đầu tiên, vì khi đó cây chưa quen đất và khá non nớt, dễ bị sâu bệnh tấn công. Lúc đó, hầu như ngày nào vợ chồng ông Hùng cũng thay phiên nhau ra thăm vườn để khi phát hiện cây có dấu hiệu lạ sẽ xử lý kịp thời.
Vườn bưởi da xanh kết hợp dịch vụ câu cá, nghỉ dưỡng của vợ chồng ông Nguyễn Quốc Hùng. |
Ngắm vườn bưởi đang vươn mình với màu xanh đầy hy vọng, vợ chồng ông Hùng cho biết, sắp tới sẽ mở rộng thêm diện tích trồng bưởi. Theo ông Hùng, những người đang có ý định trồng bưởi cần lưu ý là khi mua cây giống nên chọn cây lớn, cứng cáp, dù tốn kém nhưng tỷ lệ chết cây sẽ rất ít. Bởi cây nhỏ quá khi vận chuyển về trồng rất cực công chăm sóc. Cây lúc đó không có khả năng kháng lại các loại bệnh, nên quá trình sinh trưởng và phát triển sẽ không được như mong muốn.
Với giá dao động từ 30.000-45.000 đồng/kg, Tết này, vợ chồng ông Hùng tin rằng, bưởi da xanh của mình sẽ được thị trường đón nhận. “Để bảo vệ chắc chắn vườn bưởi, tôi xây dựng đê bao khép kín riêng dù địa phương đã có đê bao khép kín sẵn. Từ nay đến cuối năm, vườn bưởi sẽ luân phiên ra hoa, kết quả. Tôi còn ấp ủ dự định sẽ xử lý ra hoa trái vụ để vườn bưởi đạt giá trị cao” - ông Hùng bày tỏ.
“Từ khi ông Hùng chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, địa phương rất quan tâm. Quá trình đó, chúng tôi thường xuyên đến thăm để hỗ trợ kỹ thuật cho vợ chồng ông Hùng. Đến nay, địa phương có khoảng 30ha cây ăn trái các loại (xoài 3 màu, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ) được chuyển đổi từ vùng đất lúa kém hiệu quả, hầu hết đang phát triển rất tốt” - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vọng Thê Nguyễn Quốc Tình cho biết.
0 nhận xét: