Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2019, nhưng chưa năm nào thị trường trái cây đặc sản ở Hà Nội lại sôi động như năm nay. Trong khi các loại cây ăn quả trồng đại trà, chất lượng trung bình khó tiêu thụ do nguồn cung dồi dào, thì trái cây đặc sản của thành phố giá đắt nhưng vẫn hút khách.
Nhiều năm nay, anh Nguyễn Văn Hùng ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đều đến các vườn trồng bưởi Diễn ở huyện Hoài Đức đặt mua sản phẩm để dùng vào dịp Tết Nguyên đán và làm quà biếu. Anh Hùng cho biết, đã từng mua bưởi Diễn trồng ở nhiều tỉnh, nhưng độ ngon, ngọt sắc, mẫu mã đẹp, mùi thơm đặc trưng thì khó có nơi nào sánh bằng các vườn trồng bưởi của Hà Nội. Ngay cả khi giá bán cao gấp đôi so với các vùng trồng bưởi ở địa phương lân cận, anh Hùng vẫn đặt trước một tháng để mua sản phẩm bưởi Diễn trồng trên đồng đất Hà Nội với giá từ 40.000 đến 55.000 đồng/quả tại vườn.
Khu vườn trồng bưởi Diễn gần 20 năm tuổi của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Mười (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức) - một trong những vườn trồng bưởi được ngành Nông nghiệp Hà Nội đánh giá là chất lượng cao nhất của thành phố. Do chất lượng bưởi thơm ngon, ngọt sắc nên từ đầu tháng 11 âm lịch đã có khách đến gia đình ông Mười đặt mua với giá từ 50.000 đến 55.000 đồng/quả.
Tương tự, vườn trồng bưởi của hộ gia đình các ông Đỗ Văn Thủy (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng), Vũ Văn Tài (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm), Trần Văn Hùng (xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ)…, dù giá đắt nhưng đã được khách đặt mua cách đây gần một tháng.
Ông Phan Văn Hào (thôn 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng) - người có kinh nghiệm trồng bưởi lâu nhất nhì ở địa phương này đang có 4 sào bưởi tôm vàng 24 năm tuổi chia sẻ: “Năm 2018, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng các vườn trồng bưởi ở huyện Đan Phượng vẫn sai quả. Hiện thương lái đã đến đặt mua toàn bộ bưởi tôm vàng của gia đình tôi với giá 50.000 đồng/quả”.
Ông Nguyễn Hữu Tịnh, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho hay, diện tích trồng bưởi của huyện không phải là lớn nhất thành phố, nhưng hầu hết là bưởi trồng lâu năm, nên rất ngon. Vì vậy, nông dân địa phương bán được giá, không có cảnh bán rẻ hoặc bí đầu ra như một số địa phương.
Nói về trái cây đặc sản của địa phương, ông Nguyễn Như Hảo, Hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức khẳng định: Dù chưa đến Tết Nguyên đán, nhưng Hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Quế Dương đã cung ứng ra thị trường hàng vạn quả bưởi loại 1.
Ngoài gần 5.000ha trồng bưởi, sản lượng đạt 51.667 tấn với các giống bưởi Diễn; bưởi tôm vàng Đan Phượng; bưởi giống mới ở xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ; bưởi đỏ ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh…, trên địa bàn TP Hà Nội còn có 747ha trồng cam Canh với sản lượng 6.826 tấn. Hiện nay, nông dân đang tích cực chăm sóc cây trồng để phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Ông Lê Xuân Long (xã Kim An, huyện Thanh Oai) cho biết, khu vườn trồng 4,5 mẫu cam Canh của gia đình ông với hơn 2 nghìn gốc, dự kiến cho thu hoạch 30 tấn quả. “Năm nay, cam Canh bị mất mùa, sản lượng chỉ bằng 60-70% so với năm 2017. Tuy sản lượng thấp hơn so với năm 2017 nhưng giá bán tăng cao hơn 10.000 đồng/kg".
Hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả toàn thành phố khoảng 17.776ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Ba Vì 2.511ha, Chương Mỹ 1.606ha, Sóc Sơn 1.194ha, Gia Lâm 1.183ha… Cây ăn quả phục vụ thị trường Tết của Hà Nội khá đa dạng, gồm bưởi, cam, chuối, táo, đu đủ, hồng xiêm… Đáng chú ý, một số địa phương đã áp dụng kinh nghiệm trồng, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học về trồng cây ăn quả như: sử dụng túi bao quả, giống nuôi cấy mô, tưới nước tiết kiệm…, nhờ đó chất lượng các loại trái cây của Hà Nội không chỉ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng ngon mà mẫu mã đẹp, đồng đều được người tiêu dùng đón nhận.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, các loại cây ăn quả chất lượng cao của thành phố đều được tuyển chọn từ giống đầu dòng, nông dân có kinh nghiệm trồng, chăm sóc nên chất lượng trái cây đặc sản của Hà Nội đã đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và vượt xa nhiều địa phương khác về chất lượng, mẫu mã.
Để giữ thương hiệu cho các vườn bưởi đặc sản, Hà Nội đã tổ chức thi tuyển các vườn bưởi chất lượng cao. Theo đó, tất cả các quận, huyện, thị xã đã đánh giá chất lượng cụ thể làm cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn; đồng thời khuyến khích người trồng cây ăn quả nâng cao hơn nữa chất lượng trái cây ở các vùng chuyên canh.
Tuy nhiên, để cây ăn quả đặc sản Hà Nội đem lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với việc hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo sản xuất tốt, thành phố sẽ đẩy mạnh hỗ trợ nông dân trong việc sơ chế, bảo quản, xây dựng các chính sách đặc thù hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm cây ăn quả đặc sản...
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm bưởi Quế Dương, xã Cát Quế (huyện Hoài Đức). |
Sản phẩm chất lượng không thiếu khách
Nhiều năm nay, anh Nguyễn Văn Hùng ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đều đến các vườn trồng bưởi Diễn ở huyện Hoài Đức đặt mua sản phẩm để dùng vào dịp Tết Nguyên đán và làm quà biếu. Anh Hùng cho biết, đã từng mua bưởi Diễn trồng ở nhiều tỉnh, nhưng độ ngon, ngọt sắc, mẫu mã đẹp, mùi thơm đặc trưng thì khó có nơi nào sánh bằng các vườn trồng bưởi của Hà Nội. Ngay cả khi giá bán cao gấp đôi so với các vùng trồng bưởi ở địa phương lân cận, anh Hùng vẫn đặt trước một tháng để mua sản phẩm bưởi Diễn trồng trên đồng đất Hà Nội với giá từ 40.000 đến 55.000 đồng/quả tại vườn.
Khu vườn trồng bưởi Diễn gần 20 năm tuổi của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Mười (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức) - một trong những vườn trồng bưởi được ngành Nông nghiệp Hà Nội đánh giá là chất lượng cao nhất của thành phố. Do chất lượng bưởi thơm ngon, ngọt sắc nên từ đầu tháng 11 âm lịch đã có khách đến gia đình ông Mười đặt mua với giá từ 50.000 đến 55.000 đồng/quả.
Tương tự, vườn trồng bưởi của hộ gia đình các ông Đỗ Văn Thủy (xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng), Vũ Văn Tài (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm), Trần Văn Hùng (xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ)…, dù giá đắt nhưng đã được khách đặt mua cách đây gần một tháng.
Vườn bưởi tôm vàng của gia đình ông Phan Văn Hào thôn 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng. |
Ông Nguyễn Hữu Tịnh, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho hay, diện tích trồng bưởi của huyện không phải là lớn nhất thành phố, nhưng hầu hết là bưởi trồng lâu năm, nên rất ngon. Vì vậy, nông dân địa phương bán được giá, không có cảnh bán rẻ hoặc bí đầu ra như một số địa phương.
Nói về trái cây đặc sản của địa phương, ông Nguyễn Như Hảo, Hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức khẳng định: Dù chưa đến Tết Nguyên đán, nhưng Hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Quế Dương đã cung ứng ra thị trường hàng vạn quả bưởi loại 1.
Ngoài gần 5.000ha trồng bưởi, sản lượng đạt 51.667 tấn với các giống bưởi Diễn; bưởi tôm vàng Đan Phượng; bưởi giống mới ở xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ; bưởi đỏ ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh…, trên địa bàn TP Hà Nội còn có 747ha trồng cam Canh với sản lượng 6.826 tấn. Hiện nay, nông dân đang tích cực chăm sóc cây trồng để phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Ông Lê Xuân Long (xã Kim An, huyện Thanh Oai) cho biết, khu vườn trồng 4,5 mẫu cam Canh của gia đình ông với hơn 2 nghìn gốc, dự kiến cho thu hoạch 30 tấn quả. “Năm nay, cam Canh bị mất mùa, sản lượng chỉ bằng 60-70% so với năm 2017. Tuy sản lượng thấp hơn so với năm 2017 nhưng giá bán tăng cao hơn 10.000 đồng/kg".
Mô hình trồng bưởi Diễn ở xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) đang phát huy hiệu quả kinh tế. |
Tạo vị thế cho cây ăn quả đặc sản
Hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả toàn thành phố khoảng 17.776ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Ba Vì 2.511ha, Chương Mỹ 1.606ha, Sóc Sơn 1.194ha, Gia Lâm 1.183ha… Cây ăn quả phục vụ thị trường Tết của Hà Nội khá đa dạng, gồm bưởi, cam, chuối, táo, đu đủ, hồng xiêm… Đáng chú ý, một số địa phương đã áp dụng kinh nghiệm trồng, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học về trồng cây ăn quả như: sử dụng túi bao quả, giống nuôi cấy mô, tưới nước tiết kiệm…, nhờ đó chất lượng các loại trái cây của Hà Nội không chỉ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng ngon mà mẫu mã đẹp, đồng đều được người tiêu dùng đón nhận.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, các loại cây ăn quả chất lượng cao của thành phố đều được tuyển chọn từ giống đầu dòng, nông dân có kinh nghiệm trồng, chăm sóc nên chất lượng trái cây đặc sản của Hà Nội đã đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và vượt xa nhiều địa phương khác về chất lượng, mẫu mã.
Giống bưởi đỏ Mê Linh là giống cây ăn quả đặc sản quý hiếm. Loại quả này còn có tên gọi là bưởi gấc. |
Tuy nhiên, để cây ăn quả đặc sản Hà Nội đem lại hiệu quả kinh tế cao, cùng với việc hướng dẫn nông dân quy trình kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo sản xuất tốt, thành phố sẽ đẩy mạnh hỗ trợ nông dân trong việc sơ chế, bảo quản, xây dựng các chính sách đặc thù hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm cây ăn quả đặc sản...
0 nhận xét: