Trên thực tế, Indonesia là nước nhập khẩu ròng sầu riêng trong gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên, số liệu thống kê gần đây của Chính phủ cho thấy đất nước này hiện đang xuất khẩu trái cây sang nước ngoài nhiều hơn nhập khẩu, tạo ra giá trị thặng dư lớn từ thương mại sầu riêng trong 9 năm trở lại đây.
"Xuất khẩu sầu riêng từ tháng 1 – 9/2018 tăng lên 1.084 tấn, trong khi 351 tấn được nhập khẩu. Vì vậy, thặng dư là 733 tấn", ông Suwandi, trưởng bộ phận trung tâm dữ liệu và hệ thống thông tin của Bộ Công Thương cho biết. Năm ngoái, Indonesia đã ghi nhận mức thâm hụt là 524 tấn.
Những con số này ít hơn hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu tấn so với sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng hàng đầu Indonesia như dầu cọ, cao su và cà phê. Xuất khẩu sầu riêng chỉ chiếm ít hơn 0,14% tổng sản lượng trái cây có mùi của Indonesia, nhu cầu tiêu thụ trong nước gặp khó khăn.
Indonesia đã đi một chặng đường dài kể từ khi nhập khẩu khoảng 27.000 tấn sầu riêng, trị giá 38 triệu USD (năm 2011). Đó là con số cao nhất của Indonesia kể từ năm 2010, theo số liệu của UN Comtrade - Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc.
Nhập khẩu hàng hóa là một vấn đề gây tranh cãi trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của Indonesia năm nay. Ông Prabowo Subianto - ứng viên Tổng thống Indonesia cho biết sẽ ngừng nhập khẩu hàng hóa của đất nước này.
Bên cạnh đó ông Sandiaga Uno – Phó Thị trưởng Jakarta, người mà ông Prabowo Subianto chọn là liên danh tranh cử, theo dõi hoạt động các chợ địa phương hàng ngày để nhắc nhở Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo rằng hầu hết đậu nành của Indonesia đều được nhập khẩu.
Khi nhắc đến sầu riêng, Chính phủ đã đặt ra một nền tảng tự cung tự cấp và hiện đang tìm cách mở rộng lợi thế cạnh tranh của mình, ông Suwandi nói. Dựa trên trọng lượng, giá trái cây nhiệt đới cao gấp ba lần giá dầu cọ - mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia.
Ngoài ra, ông Suwandi cho biết Indonesia có khoảng 8,2 triệu cây sầu riêng vào năm 2017, sản xuất ra 795.000 tấn trái cây. Bộ Nông nghiệp đã mở thêm 5.000 ha rừng trồng sầu riêng và tăng gấp đôi việc phân phối cây giống chất lượng cho nông dân lên 211.000 cây trong năm nay để thúc đẩy sản xuất.
Chính phủ cũng cải thiện các hệ thống và quy định để thúc đẩy hơn nữa việc quản lý giấy phép đầu tư và xuất khẩu. Mục tiêu cuối cùng của Indonesia là cạnh tranh trong cuộc đua để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của trái cây trên thị trường Trung Quốc - một thị trường khổng lồ tương đối gần Indonesia.
Người Trung Quốc đang sử dụng trái cây cho món tráng miệng, sữa chua và thậm chí cả các món lẩu, khiến nhập khẩu sầu riêng của nước này tăng gấp 6 lần trong thập kỷ qua.
Là quốc gia đông dân nhất thế giới, với 1,4 tỷ người, nhập khẩu 350.000 tấn sầu riêng, trị giá 510 triệu USD, tăng 15% so với năm ngoái, Trung Quốc có thể trở thành thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn của Indonesia vào năm 2023. Chỉ có một vài quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp và chuyên môn để thu hoạch sầu riêng liên tục trong suốt cả năm.
Saowanit Noodaeng, một nhà kinh tế tại Đại học Thượng Hải, đã viết trong Tạp chí Kinh doanh và Quản lý châu Âu rằng Thái Lan xuất khẩu khoảng 170.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc trong năm 2016, các nhà xuất khẩu chính khác là Việt Nam và Malaysia.
Ông Suwandi cho biết thêm Thái Lan, Việt Nam, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan và Úc, Indonesia đều xuất khẩu sầu riêng sang thị trườngTrung Quốc. "Sầu riêng của chúng tôi không chỉ độc quyền trên thị trường nội địa. Chúng tôi tin rằng sản lượng xuất khẩu sầu riêng của chúng tôi sẽ tiếp tục tăng kể từ bây giờ", ông Suwandi khẳng định.
0 nhận xét: