Lâu nay mọi người vẫn chỉ biết đến quýt vùng Quang Thuận, Dương Phong, song mấy năm gần đây Đôn Phong cũng là xã có số diện tích, sản lượng quýt không kém, với giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi vụ.
Xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông) có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây có múi, do vậy từ khi Bắc Kạn có Dự án phát triển cây cam quýt, cấp ủy, chính quyền xã đã vận động nhân dân đăng ký, thực hiện, số diện tích tăng theo từng năm.
Nếu như năm 2008 cả xã mới trồng được gần 10ha thì đến năm 2012 đã có gần 30ha và cho đến nay diện tích được mở rộng, duy trì ở mức 300ha tập trung ở các thôn Nà Pán, Nà Đán, Bản Vén, Bản Chiêng, Nà Lồm. Người dâ Đôn Phong đã nhận thấy rõ giá trị kinh tế từ cây trồng này, sản phẩm dễ tiêu thụ...Thôn Nà Pán là điển hình thực hiện xóa đói giảm nghèo, đi lên từ cây quýt. Nhờ cây trồng này mà nhiều hộ ở thôn đã thoát nghèo, xây dựng được nhà cửa khang trang.
Anh Lý Văn Cường, trưởng thôn Nà Pán cho biết: “Thôn hiện có 59 hộ dân, phần lớn đều là dân tộc Dao, do ít đất sản xuất nên bà con đã phải tận dụng những khu đất chân đồi, trong khe để trồng cây quýt, ai ngờ cây quýt phát triển rất tốt, mới đầu cũng chỉ có vài hộ trồng nhưng sau thấy bán được giá nên bà con bảo nhau cùng làm, có hộ trồng diện tích lớn đã cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, xây dựng được nhà cửa to rộng, điển hình như hộ anh Lý Tiến Lợi, Lý Tiến Toàn, Bàn Văn Dương”.
Tuy nhiên chia sẻ với chúng tôi anh Cường cũng bày tỏ nỗi niềm rằng cây quýt ở đây chưa có thị trường ổn định nên người dân bán khá chật vật, phụ thuộc vào các thương lái, nhất là mấy năm gần đây giá cả bấp bênh nên người trồng quýt không khỏi lo lắng về tương lai của cây quýt.
Ở Đôn Phong giống quýt chủ yếu là quýt ta, được bà con mua giống ở các xã lân cận như Quang Thuận, Dương Phong về trồng. Những đồi quýt ở xã có tuổi đời mới trên dưới chục năm tuổi, một số vườn mới trồng vài năm nên tỷ lệ thoái hóa giống thấp, quả sai. Xác định là cây trồng quan trọng nên các hộ dân đã ý thức hơn trong khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản tiêu thụ vì vậy chất lượng quýt tốt.
Khó nhất ở đây là đường giao thông không thuận tiện nên thương lái ít khi vào tận thôn, xã để mua, họ chỉ trao đổi qua điện thoại, người dân phải vận chuyển quýt ra tận ngoài điểm đầu cầu treo Quốc lộ 3B mới có thể bán được. Năm nào cũng vậy, bà con làm ra quả quýt đã khó song để mang ra tiêu thụ cũng đầy gian nan vì đường xá gập ghềnh, nhiều thôn phải vượt hơn chục cây số mới thồ quýt ra được điểm tập kết để bán.
Đồng chí Trịnh Xuân Thành, Chủ tịch UBND xã Đôn Phong cho biết: “Quýt là một trong những sản phẩm nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Những năm qua cây quýt đã góp phần quan trọng vào thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Cùng với quy mô 300ha, sản lượng quýt trên địa bàn mỗi vụ đạt hơn 1.000 tấn, đầu ra chủ yếu bán cho các thương lái trong và ngoài tỉnh.
Do vậy, điều mong mỏi của bà con là cần các cấp ngành tiếp tục quan tâm về đầu ra cho quýt, có các chương trình, dự án cải tạo, nâng cao chất lượng cây ăn quả theo hướng VietGAP, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ ổn định để giúp cho người trồng quýt thực sự gắn bó lâu dài với cây quýt. Cùng với đó địa phương cũng mong muốn tỉnh sớm khởi công dự án làm đường giao thông vào xã để thuận lợi cho nhu cầu vận chuyển, thông thường hàng hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ”.
Một hộ dân ở thôn Nà Pán đang phân loại quýt để đem đi bán. |
Nếu như năm 2008 cả xã mới trồng được gần 10ha thì đến năm 2012 đã có gần 30ha và cho đến nay diện tích được mở rộng, duy trì ở mức 300ha tập trung ở các thôn Nà Pán, Nà Đán, Bản Vén, Bản Chiêng, Nà Lồm. Người dâ Đôn Phong đã nhận thấy rõ giá trị kinh tế từ cây trồng này, sản phẩm dễ tiêu thụ...Thôn Nà Pán là điển hình thực hiện xóa đói giảm nghèo, đi lên từ cây quýt. Nhờ cây trồng này mà nhiều hộ ở thôn đã thoát nghèo, xây dựng được nhà cửa khang trang.
Anh Lý Văn Cường, trưởng thôn Nà Pán cho biết: “Thôn hiện có 59 hộ dân, phần lớn đều là dân tộc Dao, do ít đất sản xuất nên bà con đã phải tận dụng những khu đất chân đồi, trong khe để trồng cây quýt, ai ngờ cây quýt phát triển rất tốt, mới đầu cũng chỉ có vài hộ trồng nhưng sau thấy bán được giá nên bà con bảo nhau cùng làm, có hộ trồng diện tích lớn đã cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, xây dựng được nhà cửa to rộng, điển hình như hộ anh Lý Tiến Lợi, Lý Tiến Toàn, Bàn Văn Dương”.
Sản lượng quýt năm nay ở xã Đôn Phong khoảng hơn 1.000 tấn. |
Ở Đôn Phong giống quýt chủ yếu là quýt ta, được bà con mua giống ở các xã lân cận như Quang Thuận, Dương Phong về trồng. Những đồi quýt ở xã có tuổi đời mới trên dưới chục năm tuổi, một số vườn mới trồng vài năm nên tỷ lệ thoái hóa giống thấp, quả sai. Xác định là cây trồng quan trọng nên các hộ dân đã ý thức hơn trong khâu chăm sóc, thu hoạch, bảo quản tiêu thụ vì vậy chất lượng quýt tốt.
Khó nhất ở đây là đường giao thông không thuận tiện nên thương lái ít khi vào tận thôn, xã để mua, họ chỉ trao đổi qua điện thoại, người dân phải vận chuyển quýt ra tận ngoài điểm đầu cầu treo Quốc lộ 3B mới có thể bán được. Năm nào cũng vậy, bà con làm ra quả quýt đã khó song để mang ra tiêu thụ cũng đầy gian nan vì đường xá gập ghềnh, nhiều thôn phải vượt hơn chục cây số mới thồ quýt ra được điểm tập kết để bán.
Điểm tập kết quýt duy nhất của bà con xã Đôn Phong là đầu cầu treo giáp Quốc lộ 3b. |
Do vậy, điều mong mỏi của bà con là cần các cấp ngành tiếp tục quan tâm về đầu ra cho quýt, có các chương trình, dự án cải tạo, nâng cao chất lượng cây ăn quả theo hướng VietGAP, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ ổn định để giúp cho người trồng quýt thực sự gắn bó lâu dài với cây quýt. Cùng với đó địa phương cũng mong muốn tỉnh sớm khởi công dự án làm đường giao thông vào xã để thuận lợi cho nhu cầu vận chuyển, thông thường hàng hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ”.
0 nhận xét: