Mô hình trồng Táo Thái lan ở Nghĩa Liên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho người dân mà còn thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách có hiệu quả để tránh tình trạng được mùa mất giá.
Táo Thái Lan có trọng lượng 9- 11 quả/kg. |
Bén duyên trên vùng đất xã Nghĩa Liên huyện Nghĩa Đàn, chỉ vài năm trở lại đây nhưng cây táo Thái Lan đã tỏ ra là loại cây trồng phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng nơi này, với diện tích nhanh chóng mở rộng đến gần chục hécta. Cây Táo Thái Lan đang được nhiều người dân xã Nghĩa Liên lựa chọn trồng thay thế cho một số cây trồng kém hiệu quả. Cây táo không chỉ giúp người dân giảm nghèo, cải thiện đời sống, mà còn trở thành cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân nơi đây.
Là người tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi từ năm 2010, nhưng do không tìm hiểu kỹ về chất đất nên toàn bộ diện tích cam, quýt hơn 5 sào của gia đình chị Võ Thị Vân ỡ xóm Bai xã Nghĩa Liên dần dần được chặt bỏ. Nhận thấy nhiều hộ trên địa bàn đã trồng táo Thái lan thành công cho hiệu quả kinh tế cao, gia đình chị Vân đã mạn giãn chuyển sang trồng giống táo này. Với ưu điểm sinh trưởng tốt, quả to, ăn giòn, ngọt, thanh mát. Không phải đầu tư chăm sóc nhiều như cây cam, giá bán trung bình tại ruộng từ 25 - 35 ngàn đồng/kg.
Chị Võ Thị Vân – xóm Bai, xã Nghĩa Liên cho biết: “Cây táo Thái Lan tuy đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư làm giàn nhưng đổi lại loại cây này đem lại lợi nhuận cao, hiện thị trường đang ưa chuộng. Việc trồng táo không khó với nông dân, nhưng chỉ lo ngại thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.”
Chị Võ Thị Vân – xóm Bai, xã Nghĩa Liên cho biết: “Cây táo Thái Lan tuy đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư làm giàn nhưng đổi lại loại cây này đem lại lợi nhuận cao, hiện thị trường đang ưa chuộng. Việc trồng táo không khó với nông dân, nhưng chỉ lo ngại thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.”
Người dân Nghĩa Liên đến học hỏi tham quan mô hình của chị Vân. |
Cũng thu nhập từ cây Táo Thái lan, ở xóm Hều 1 có gia đình chị Nguyễn Thị Tâm cũng chuyển đổi được hơn 4 sào giống Táo Thái này. Với hơn 300 gốc táo, năm 2016, vụ đầu tiên gia đình thu về được 100 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Tâm, phấn khởi nói: “Cây táo dễ trồng nên tạo thu nhập ổn định cho gia đình tôi. Lúc trước cũng trồng nhiều loại cây ăn trái khác nhưng chỉ có cây táo là cho năng suất cao nhất.”
Hiện nay, thương hiệu táo Nghĩa Liên ngày càng được nhiều người biết đến, đầu ra ổn định. Điều đó cho thấy đối với người nông dân chỉ cần chịu thương, chịu khó, thay đổi cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây trồng, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng lựa chọn cây con giống mới, mở rộng mô hình sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.
Ông Phạm Văn Ngoan – Chủ tịch Hội nông dân xã Nghĩa Liên cho biết: “Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, thời gian qua, đã có nhiều hộ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả như; cam, táo cho hiệu quả kinh tế cao và thời gian tới hội sẻ xây dựng thương hiệu cho quả táo của địa phương.”
Thương lái đến thu mua táo tại vườn gia đình nhà chị Vân. |
Mô hình trồng Táo Thái lan ở Nghĩa Liên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống cho người dân mà còn thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách có hiệu quả để tránh tình trạng được mùa mất giá.
0 nhận xét: