Hiện giá bán thanh long tại Bình Thuận đã tăng hơn so với cách đây 1 tháng, với mức giá thanh long loại 1 đạt 15.000 đồng/1kg Tuy nhiên, hiện mặt hàng này không còn nhiều, nên giá thanh long loại 1 vẫn có khả năng tiếp tục tăng.
Cụ thể, tại thị trường tỉnh Bình Thuận, giá bán thanh long loại 1 to đẹp khoảng 15.000 đồng/1kg tại vườn. Đối với thanh long loại 3, có giá bán khoảng từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng/1kg. Hoạt động thu mua thanh long đang diễn ra sôi động, song lại hiếm hàng vì chính vụ đã qua, chủ yếu là hàng chong điện.
Trước đó, thanh long tại tỉnh Bình Thuận đã bị giảm giá mạnh, chỉ khoảng 2.000 đồng/1kg loại 1, tuy nhiên rất ít thương lái đến mua. Nhiều hộ trồng thanh long đã phải chịu lỗ nặng. Không ít nhà vườn đã phải đem cho gia súc ăn, và đổ bỏ. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do số lượng thanh long chong đèn và chính vụ thu hoạch cùng lúc dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.
Được biết, theo quy hoạch của tỉnh Bình Thuận, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Bình Thuận phát triển diện tích khoảng 30.000 ha thanh long. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích thanh long được trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 27.750 ha, tăng hơn 17.000 ha so với năm 2008.
Cây thanh long được trồng ở tất cả các địa phương của tỉnh Bình Thuận, nhiều nhất là tại huyện Hàm Thuận Nam (12.373 ha), Hàm Thuận Bắc (8.950 ha) và huyện Bắc Bình (3.041 ha). Sản lượng thanh long thu hoạch năm 2017 đạt hơn 540.250 tấn, tăng 304.184 tấn so với năm 2008; năng suất đạt 21 tấn/ha.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 23 hợp tác xã, 2 liên hiệp sản xuất và chế biến thanh long; sản lượng hợp tác xã tiêu thụ thanh long cho người trồng thanh long hàng năm khoảng 3.000 tấn. Các hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ thanh long này đang từng bước tìm kiếm được thị trường, giải quyết được một phần đầu ra cho sản phẩm trái thanh long của tỉnh này.
Đồng thời, để nâng cao chất lượng trái thanh long, các nhà vườn ở Bình Thuận cũng đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có hơn 9.510 ha của 449 đơn vị/9.625 hộ gia đình áp dụng quy trình sản xuất thanh long an toàn (theo tiêu chuẩn VietGAP), 264 ha (theo tiêu chuẩn GlobalGAP); 12.182 ha áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước; 17.000 ha sử dụng bóng đèn compact (18-20W) thay thế bóng đèn sợi tóc (60-75W) cho thanh long ra hoa trái vụ; 150 ha áp dụng mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao.
Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thanh long bước đầu đi vào thực chất và đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu thế phát triển của thế giới; qua đó, góp phần giữ uy tín và chất lượng cho sản phẩm thanh long Bình Thuận. Theo thống kê, toàn tỉnh Bình Thuận hiện đã có 88 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận”.
HIện tại, giá thanh long loại 1 to đẹp khoảng 15.000 đồng/kg tại vườn, trong khi loại 3 khoảng 3.000 – 5.000 đồng/kg. |
Trước đó, thanh long tại tỉnh Bình Thuận đã bị giảm giá mạnh, chỉ khoảng 2.000 đồng/1kg loại 1, tuy nhiên rất ít thương lái đến mua. Nhiều hộ trồng thanh long đã phải chịu lỗ nặng. Không ít nhà vườn đã phải đem cho gia súc ăn, và đổ bỏ. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do số lượng thanh long chong đèn và chính vụ thu hoạch cùng lúc dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.
Được biết, theo quy hoạch của tỉnh Bình Thuận, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Bình Thuận phát triển diện tích khoảng 30.000 ha thanh long. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích thanh long được trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 27.750 ha, tăng hơn 17.000 ha so với năm 2008.
Thu hoạch thanh long tại một vườn ở Bình Thuận. |
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 23 hợp tác xã, 2 liên hiệp sản xuất và chế biến thanh long; sản lượng hợp tác xã tiêu thụ thanh long cho người trồng thanh long hàng năm khoảng 3.000 tấn. Các hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ thanh long này đang từng bước tìm kiếm được thị trường, giải quyết được một phần đầu ra cho sản phẩm trái thanh long của tỉnh này.
Đồng thời, để nâng cao chất lượng trái thanh long, các nhà vườn ở Bình Thuận cũng đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện toàn tỉnh có hơn 9.510 ha của 449 đơn vị/9.625 hộ gia đình áp dụng quy trình sản xuất thanh long an toàn (theo tiêu chuẩn VietGAP), 264 ha (theo tiêu chuẩn GlobalGAP); 12.182 ha áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước; 17.000 ha sử dụng bóng đèn compact (18-20W) thay thế bóng đèn sợi tóc (60-75W) cho thanh long ra hoa trái vụ; 150 ha áp dụng mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao.
Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thanh long bước đầu đi vào thực chất và đã làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và xu thế phát triển của thế giới; qua đó, góp phần giữ uy tín và chất lượng cho sản phẩm thanh long Bình Thuận. Theo thống kê, toàn tỉnh Bình Thuận hiện đã có 88 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh đã được cấp Giấy chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận”.
0 nhận xét: