Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Trăn trở vào mùa cam chín ở xã Bản Giang

Thời điểm này, vùng cam của xã Bản Giang (huyện Tam Đường) bắt đầu chín. Mùa cam năm nay, bà con đang canh cánh nỗi lo giá thấp, sức mua của thị trường tiêu thụ giảm.
Trái cây Lai Châu, đặc sản Lai Châu, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, cam sành, cam V2, cam Bản Giang, cam Bản Bo, cam Bản Hon, cam Tam Đường, cam Lai Châu, cam Tây Bắc, mùa cam
Vườn cam của gia đình anh Nông Văn Đức ở bản Nà Bỏ (xã Bản Giang) vào vụ thu hoạch. 
Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về sản phẩm cam của xã Bản Giang, anh Đoàn Văn Nhưỡng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Bản Giang cho biết: “Đây là năm thứ 2 xã Bản Giang có sản phẩm cam bán ra thị trường. Xã có 25ha cam đang cho thu hoạch với sản lượng đạt 3 tấn/ha. Tuy nhiên, chưa có công ty, doanh nghiệp nào ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cam cho bà con trong xã. Vì vậy, bà con tự bán lẻ cam với giá bấp bênh từ 15 - 18 nghìn đồng/kg. Một số tư thương vào tận vườn đặt mua từ 20 - 30kg/ngày nhưng ép bà con bán với giá thấp từ 10 - 12 nghìn đồng/kg”. 

Trong 3 năm (2012, 2013, 2014), xã Bản Giang đẩy mạnh việc vận động bà con mở rộng diện tích thâm canh cam sành, cam V2 tại các bản: Hà Giang, Bản Giang, Nà Sài, Cóc Pa và Nà Cơ. Tháng 10/2017, bà con thu hoạch vụ cam đầu tiên. Chị Nguyễn Thị Hoa ở phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) là người bao tiêu nhiều sản phẩm cam cho bà con xã Bản Giang với giá ổn định 15 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, chị Hoa thu mua chưa hết vụ cam thì bỏ dở với lý do thị trường tiêu thụ chậm. Vì vậy, một số sản phẩm cam của xã “tồn đọng” đến sau tết Nguyên đán (tháng 3/2018). Bấy giờ, cam chín kỹ, ngọt sắc, bà con bán được giá từ 35 - 40 nghìn đồng/kg.

Thời điểm này, vùng cam của xã bắt đầu chín. Thay vì bán ồ ạt, xã vận động bà con chăm sóc cam chín kỹ đến cuối vụ, cam ngọt, được giá mới bán. Đây là giải pháp trước mắt bởi thời tiết cuối năm giá rét kèm sương muối, cam dễ rụng. Bà con mong muốn tỉnh, huyện sớm thu hút công ty, doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cam cho bà con với giá ổn định. Như vậy, bà con mới yên tâm thâm canh vùng cam theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập gia đình.
Trái cây Lai Châu, đặc sản Lai Châu, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, cam sành, cam V2, cam Bản Giang, cam Bản Bo, cam Bản Hon, cam Tam Đường, cam Lai Châu, cam Tây Bắc, mùa cam
Lãnh đạo Lai Châu thăm mô hình trồng cam ở xã Bản Giang.
Đặt chân đến vườn cam của bản Nà Bỏ (xã Bản Giang), chúng tôi thấy diện tích cây cam sai trĩu quả. Toàn bản có 13ha đang vào vụ thu hoạch. Nhiều hộ bố trí 2 lao động bán lẻ cam tại các chợ trên địa bàn thành phố Lai Châu. Tiêu biểu, gia đình anh Nông Văn Đức có 3.000m3 với hơn 100 cây cam V2, quả căng mọng, bắt đầu chín. Đây là thành quả của gia đình anh tham gia mô hình thâm canh cam kiến thiết cơ bản được huyện, xã hỗ trợ giống, vật tư, phân bón và kỹ thuật trồng, làm cỏ, vun xới, cắt tỉa, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh. Dự kiến, anh sẽ bán ra thị trường 1 tấn cam.

Anh Đức tâm sự: “Thời điểm này, tôi hái những quả cam chín sớm bán trước. Mỗi sáng, gia đình tôi bán được 10kg cam. Thời gian tới, tôi lo cam chín đại trà, khó bán. Mong rằng, tỉnh, huyện sớm có chính sách bao tiêu sản phẩm cam cho gia đình tôi nói riêng và nông dân xã Bản Giang nói chung”.

Hay như gia đình ông Giàng Văn Ái trồng, chăm sóc 1ha cam sành. Đây là hộ trồng nhiều cam nhất bản Nà Bỏ với 500 cây. Mỗi cây, ông dự kiến thu hoạch 30kg cam. Hiện, ông lo nhất đầu ra cho sản phẩm cam của gia đình. Việc bán lẻ cam ở chợ, gia đình ông tốn nhiều thời gian, công sức, hiệu quả kinh tế thấp do khách hàng ép giá. Ông mong huyện, xã sớm có giải pháp bao tiêu sản phẩm cam cho gia đình.

Được biết, bản Cốc Pa (xã Bản Giang) có 5ha cam, trong đó 2ha đang vào vụ thu hoạch. Chất lượng cam sạch, khách hàng ưa chuộng giúp bà con nâng cao thu nhập gia đình. Hiện nay, bản có sản lượng cam cao hơn so với năm trước. Theo một số hộ trồng cam ở bản Cốc Pa thì ngay khi cam thay lá, ra hoa bà con bón thúc phân chuồng (ủ hoai) vào gốc, tưới đủ nước và cắt tỉa lá, cành, hạn chế đến mức thấp nhất việc bón phân hóa học (đạm, lân, kali). Nhờ đó, diện tích cam của bản xanh tốt, sai quả, chín mọng, năng suất cao.
Trái cây Lai Châu, đặc sản Lai Châu, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, cam sành, cam V2, cam Bản Giang, cam Bản Bo, cam Bản Hon, cam Tam Đường, cam Lai Châu, cam Tây Bắc, mùa cam
Xã vận động bà con chăm sóc cam chín kỹ đến cuối vụ, cam ngọt, được giá mới bán.
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/ĐU ngày 30/10/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Bản Giang về phát triển và thâm canh vùng cây ăn quả tập trung giai đoạn 2015 - 2020, thời gian qua, xã Bản Giang giao chỉ tiêu cho từng bản trồng mới và trồng dặm cây cam. Bà con chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh vùng cam với quy mô tập trung. Đây là cây kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Toàn xã có 108ha cam đang phát tán, sinh trưởng, phát triển ổn định. Cây cam trên đất Bản Giang phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết và đất đai địa phương. Thời điểm này, hộ trồng cam đang dồn sức tìm đầu ra cho sản phẩm cam. Bà con mong muốn, khách hàng vào tận vườn mua cam nhằm giảm thiểu thời gian, công sức bán lẻ...

Để cam thực sự là cây kinh tế mũi nhọn, xã mong tỉnh, huyện sớm có giải pháp thu hút công ty, doanh nghiệp thu mua cam cho bà con với giá ổn định. Nhờ đó, bà con mới phát triển kinh tế bền vững từ cây cam, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: