Theo một khảo sát của ngành chức năng Hà Tĩnh, hiện có trên 30% cam chanh Sơn Mai (Hương Sơn) phải nhờ thương hiệu khác để bán ra thị trường. Người trồng cam còn chịu nhiều thiệt thòi do giá trị kinh tế thấp, trong khi xét về chất lượng, sản phẩm không hề thua kém những thương hiệu khác.
Xã Sơn Mai có 485 hộ trồng cam với tổng diện tích 322ha, trong đó diện tích trồng cam chanh là 190ha. Năm 2017, ước tính tổng sản lượng cam trên toàn huyện đạt 950 tấn, giá trị khoảng 30 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Sơn Mai sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cam từ 72ha đất rừng hiện có. Cam Sơn Mai với vị ngọt thanh, mùi thơm dễ chịu đặc trưng, mọng nước, hương vị đậm đà, được người dân rất ưa chuộng. Dù chất lượng cao, song, giá trị sản phẩm cam Sơn Mai còn thấp, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp. Đáng nói, thương lái đến đặt mua phải dán thương hiệu khác để bán ra thị trường...
Việc một sản phẩm có chất lượng cao ở Hà Tĩnh nhưng có giá trị còn thấp, thậm chí phải "sống nhờ" những thương hiệu khác đang đặt ra những vấn đề đối với người trồng cam và cơ quan quản lý Nhà nước.
Trước tình hình đó, Hội đồng KH&CN Hà Tĩnh vừa nhất trí thông qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cam Sơn Mai" cho sản phẩm cam chanh của huyện Hương Sơn do UBND huyện đề xuất. Dự án do Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK (TP. Hồ Chí Minh) chủ trì thực hiện.
Đây là dự án nhằm xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản cam Sơn Mai, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh, giúp người dân tăng thêm thu nhập, xây dựng vùng sản xuất sinh thái bền vững cũng như phát triển một ngành hàng có tiềm năng của địa phương mang tính bền vững và chủ động.
Dự án thực hiện với mục tiêu: Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận "Cam Sơn Mai" cho quả cam chanh của huyện Hương Sơn để có cơ sở pháp lý bảo vệ thương hiệu trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi gian lận thương mại khác; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Sơn Mai có hiệu lực nhằm khai thác tối đa hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đã được tạo lập; sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để duy trì danh tiếng, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương gắn với nhãn hiệu chứng nhận cam Sơn Mai, tạo đà tăng sản lượng và cơ hội mở rộng thị trường, qua đó nâng cao đời sống cho người dân địa phương...
Ông Trần Mạnh Hùng, Quyền Trưởng phòng Quản lý Công nghệ - Sở hữu trí tuệ (Sở KH&CN) cho biết, trong thời hạn 18 tháng, bên cạnh phân tích, đánh giá chất lượng cam quả, đơn vị chủ trì sẽ phải hoàn thành thiết kế biểu trưng (logo), xây dựng và thống nhất bộ nhận diện thương hiệu để giới thiệu và quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Cam Sơn Mai”.
Sau khi nhãn hiệu cam Sơn Mai chính thức được bảo hộ tại Việt Nam, chúng tôi sẽ tổ chức công bố sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và hệ thống tem, dấu, nhãn, bao bì sản phẩm, từ đó quảng bá, đưa hình ảnh cam Sơn Mai đến với đông đảo người tiêu dùng. Đồng thời, phối hợp cùng địa phương quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Cam Sơn Mai sẽ được chứng nhận nhãn hiệu trong thời gian tới. |
Theo kế hoạch, Sơn Mai sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cam từ 72ha đất rừng hiện có. Cam Sơn Mai với vị ngọt thanh, mùi thơm dễ chịu đặc trưng, mọng nước, hương vị đậm đà, được người dân rất ưa chuộng. Dù chất lượng cao, song, giá trị sản phẩm cam Sơn Mai còn thấp, thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp. Đáng nói, thương lái đến đặt mua phải dán thương hiệu khác để bán ra thị trường...
Việc một sản phẩm có chất lượng cao ở Hà Tĩnh nhưng có giá trị còn thấp, thậm chí phải "sống nhờ" những thương hiệu khác đang đặt ra những vấn đề đối với người trồng cam và cơ quan quản lý Nhà nước.
Trước tình hình đó, Hội đồng KH&CN Hà Tĩnh vừa nhất trí thông qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Cam Sơn Mai" cho sản phẩm cam chanh của huyện Hương Sơn do UBND huyện đề xuất. Dự án do Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK (TP. Hồ Chí Minh) chủ trì thực hiện.
Cam Sơn Mai được người tiêu dùng đánh giá cao. |
Cam Sơn Mai không to như cam Khe Mây, màu không thật đỏ đậm như cam Thượng Lộc nhưng lại có vị ngọt đậm đà ít nơi có được. Thương hiệu cam Sơn Mai chưa ra được “biển lớn”, nhưng trên địa bàn Hương Sơn và một số nơi khác thì rất nhiều người biết đến.
Đây là dự án nhằm xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản cam Sơn Mai, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh, giúp người dân tăng thêm thu nhập, xây dựng vùng sản xuất sinh thái bền vững cũng như phát triển một ngành hàng có tiềm năng của địa phương mang tính bền vững và chủ động.
Dự án thực hiện với mục tiêu: Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận "Cam Sơn Mai" cho quả cam chanh của huyện Hương Sơn để có cơ sở pháp lý bảo vệ thương hiệu trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi gian lận thương mại khác; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Sơn Mai có hiệu lực nhằm khai thác tối đa hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đã được tạo lập; sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để duy trì danh tiếng, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương gắn với nhãn hiệu chứng nhận cam Sơn Mai, tạo đà tăng sản lượng và cơ hội mở rộng thị trường, qua đó nâng cao đời sống cho người dân địa phương...
Xã Sơn Mai (Hương Sơn) hiện có gần 500 hộ nông dân trồng cây ăn quả có múi. |
Sau khi nhãn hiệu cam Sơn Mai chính thức được bảo hộ tại Việt Nam, chúng tôi sẽ tổ chức công bố sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận và hệ thống tem, dấu, nhãn, bao bì sản phẩm, từ đó quảng bá, đưa hình ảnh cam Sơn Mai đến với đông đảo người tiêu dùng. Đồng thời, phối hợp cùng địa phương quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
0 nhận xét: