Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Đầu ra bền vững cho thanh long Tiền Giang

Ở Tiền Giang, thanh long là một trong những cây ăn quả chủ lực của địa phương. Toàn tỉnh hiện có gần 7.000 ha thanh long trồng chuyên canh, sản lượng gần 200.000 tấn quả/năm. Trong đó, lớn nhất là huyện Chợ Gạo với khoảng 5.400 ha, trong đó có trên 4.600 ha đang cho trái, sản lượng mỗi năm khoảng 100.000 tấn quả.
Đặc sản Tiền Giang, Trái cây Tiền Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, thanh long Quơn Long, thanh long Tân Thuận Bình, thanh long Đăng Hưng Phước, thanh long Mỹ Tịnh An, thanh long Thanh Bình, thanh long Chợ Gạo, thanh long Tiền Giang, trồng thanh long
Thanh long chín rục trên cây không được tiêu thụ trong đợt rớt giá vừa qua.
Thanh long Chợ Gạo là thương hiệu nông sản nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang, đã được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ. Tại đây cũng đã hình thành được 11 tổ canh tác thanh long theo tiêu chí VietGAP, diện tích khoảng 300 ha và đang phấn đấu mở rộng diện tích thanh long VietGAP lên 2.000 ha vào năm 2020.

Thanh long là nguồn nông sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao, 90% xuất sang thị trường Trung Quốc dưới dạng tiểu ngạch. Nhờ xuất khẩu nên giá thanh long luôn ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, có lúc vọt lên 50.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ; 15.000 - 20.000 đồng/kg, có lúc lên 25.000 đồng/kg đối với thanh long ruột trắng.

Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi ròng từ 600 triệu đến 700 triệu đồng/ha/năm. Do vậy, bà con vùng chuyên canh đã dựng nên cơ nghiệp, giàu có hẳn lên; nông nghiệp, nông thôn thay đổi diện mạo một cách mạnh mẽ.

Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đơn cử như trong nửa đầu tháng 10/2018, giá thanh long đột ngột giảm sâu, việc tiêu thụ hết sức khó khăn, nông dân khóc ròng.
Đặc sản Tiền Giang, Trái cây Tiền Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, thanh long Quơn Long, thanh long Tân Thuận Bình, thanh long Đăng Hưng Phước, thanh long Mỹ Tịnh An, thanh long Thanh Bình, thanh long Chợ Gạo, thanh long Tiền Giang, trồng thanh long
Vừa qua giá thanh long chỉ còn từ 4.000 - 5.000 đồng/kg; còn loại 2, loại 3, giá chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Phương Khanh, trồng 1 ha thanh long ở xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo chia sẻ, vào đầu tháng 10/2018, giá thanh long ruột đỏ loại tốt chỉ còn từ 4.000 - 5.000 đồng/kg; còn loại 2, loại 3, giá chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng thương lái không mua. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Tệ hơn, nhiều vườn thanh long trái chín rục trên cành nhưng không bán được, phải bỏ làm thức ăn cho gia súc, cho cá... Theo đánh giá, một trong những nguyên nhân là thời điểm này đang vào vụ thuận, sản lượng tăng mạnh, nguồn cung vượt cầu. Ông Nguyễn Văn Cường, Quyền Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, thời điểm vừa qua cũng trùng với vụ thu hoạch thanh long bên Trung Quốc nên không tránh khỏi dội hàng, không tiêu thụ được.

Tuy nhiên, tình trạng trên chỉ kéo dài trong một thời gian rất ngắn. Trong những ngày qua, giá thanh long tại Tiền Giang lại tăng vọt trở lại. Thanh long ruột đỏ thương lái thu mua khoảng 20.000 đồng/kg, có nơi bán được với giá 25.000 - 26.000 đồng/kg, tùy phẩm chất, gấp 3 - 4 lần so với thời điểm khi thanh long giảm giá tận đáy vừa qua. Còn thanh long ruột trắng nay cũng tăng lên mức từ 7.000 - 9.000 đồng/kg. Giá có tăng cao nhưng nguồn cung thanh long trong dân đã cạn bởi vụ thuận đã qua. Phải đến đầu tháng 11 trở đi, Thanh long Tiền Giang mới vào vụ thu hoạch mới.

Giá thanh long hồi phục, nông dân vùng chuyên canh cảm thấy niềm vui đã quay trở lại. Tuy nhiên, trong tương lai, làm sao đảm bảo rằng sẽ không còn xảy ra tình trạng thanh long giảm giá gây hoang mang trong nông dân? Để khắc phục một cách căn cơ, cần có lời giải thỏa đáng cho bài toán đầu ra bền vững cho cây thanh long đặc sản Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Cường, Quyền Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang cho rằng, thanh long Tiền Giang đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Đơn cử như Trung Quốc đã trồng được thanh long và đang không ngừng mở rộng diện tích, tăng nhanh sản lượng. Tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, khi thanh long Trung Quốc thu hoạch rộ cũng trùng với vụ thuận ở Tiền Giang, tất yếu cung vượt cầu là chắc chắn. Hơn nữa, thanh long hiện không còn là trái cây đặc sản của riêng Việt Nam nữa mà nhiều nước trong khu vực như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan,... đều trồng được và khả năng cạnh tranh quyết liệt với thanh long nước ta. Mặt khác, Trung Quốc, thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang bắt đầu thiết lập những rào cản thương mại, đặc biệt là quy định về nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa,...
Đặc sản Tiền Giang, Trái cây Tiền Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, thanh long Quơn Long, thanh long Tân Thuận Bình, thanh long Đăng Hưng Phước, thanh long Mỹ Tịnh An, thanh long Thanh Bình, thanh long Chợ Gạo, thanh long Tiền Giang, trồng thanh long
90% thanh long Tiền Giang xuất sang thị trường Trung Quốc dưới dạng tiểu ngạch.
Trong khi tuyệt đại bộ phận thanh long Tiền Giang xuất khẩu vào thị trường này đều qua con đường tiểu ngạch nên trong tương lai sẽ hết sức khó. Mà xuất khẩu gặp khó thì nông dân trồng thanh long khổ ngay.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Cường, để giải quyết căn cơ bài toán đầu ra cho cây thanh long, tỉnh cần có những biện pháp tổng thể. Đó là hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất thanh long đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái thanh long theo hướng đa dạng hóa thị trường kể cả thị trường nội địa; tổ chức thường xuyên và tham gia các chương trình kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản chủ lực mà đặc biệt là trái thanh long với các tỉnh, thành phố, thị trường tiêu thụ lớn, quan trọng trong cả nước như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,... Đặc biệt, chú trọng kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất - kinh doanh nông sản trong tỉnh với các chợ đầu mối, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể... nhằm khai thác thị trường nội địa giàu tiềm năng gắn với xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Mặt khác, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh Tiền Giang chủ động nghiên cứu, nắm bắt thông tin thị trường xuất - nhập khẩu nông - thủy sản trong nước và quốc tế thông qua các kênh: Hiệp hội ngành nghề Trung ương và địa phương, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,...nhằm thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, thương nhân... có định hướng trong việc tổ chức thu mua, tiêu thụ, trữ hàng hóa... một cách chủ động, tránh lệ thuộc, bị động và nâng được hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
Đặc sản Tiền Giang, Trái cây Tiền Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, thanh long Quơn Long, thanh long Tân Thuận Bình, thanh long Đăng Hưng Phước, thanh long Mỹ Tịnh An, thanh long Thanh Bình, thanh long Chợ Gạo, thanh long Tiền Giang, trồng thanh long
Thanh long Tiền Giang mong muốn khai thác thị trường nội địa giàu tiềm năng.
Trung tâm cũng phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là trên các lĩnh vực: Tuyên truyền, vận động nông dân thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chí GAP (VietGAP, GlobalGAP) trên cây thanh long nhằm tạo nguồn hàng hóa an toàn, truy xuất nguồn gốc, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản chủ lực.

Một điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp, hợp tác xã phải đồng hành cùng nông dân vùng chuyên canh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ theo hướng liên kết chuỗi giá trị. Sản phẩm thanh long đưa ra thị trường cần phải có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mã vạch để truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... Đó là xu thế tất yếu nếu muốn giải quyết đầu ra bền vững cho trái thanh long - nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hôm nay.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: