Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Trồng Sơn Tra mang ấm no đến Làng Mô

Mùa quả sơn tra (hay còn gọi là táo mèo) vào độ chín rộ, bà con xã Làng Mô (huyện Sìn Hồ) đang háo hức, dồn sức thu hoạch. Với giá bán trung bình từ 8 - 10 nghìn đồng/kg, nhiều hộ dân thoát đói nghèo, có tiền để nuôi con ăn học, mua sắm xe máy và nhiều vật dụng trong gia đình, trang trải cuộc sống. 
Trái cây Sơn La, đặc sản Sơn La, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, táo mèo, sơn tra Làng Mô, sơn tra Sìn Hồ, sơn tra Lai Châu, sơn tra Tây Bắc, táo mèo Sìn Hồ, táo mèo Lai Châu, táo mèo Tây Bắc, mùa sơn tra
Cây sơn tra Làng Mô lại được mùa, thu hoạch đến đâu thương lái thu mua đến đó.
Để tận mắt thấy những vạt đồi trồng cây sơn tra đang mùa chín rộ và cùng được bà con nơi đây đeo trên lưng những chiếc lu cở (còn gọi là gùi - thồ hoặc địu) đi hái quả sơn tra chúng tôi phải đến Làng Mô từ rất sớm. Đến Làng Mô những ngày này, nhiều đoạn đường giao thông của xã bị sạt lở, chia cắt do ảnh hưởng bởi đợt mưa lịch sử vào cuối tháng 6 vừa qua. Nằm ở độ cao nhất, nhì huyện, quanh năm xã có sương mù dày đặc, nhất là vào thời gian sáng sớm, nên phải vất vả lắm chúng tôi mới tới được trung tâm xã. Chúng tôi được bà con mời tham gia cùng thu hoạch quả sơn tra. Từ xa, chúng tôi đã thấy những vạt rừng cây sơn tra đang độ chín quả, nơi đây mới vài năm trước còn là những nương lúa, ngô có những năm sản xuất không đủ ăn, thì nay đã mang lại nguồn thu ổn định cho bà con.

Đúng là phải đến Làng Mô khi đang vào mùa thu hoạch mới cảm nhận hết không khí vui tươi, phấn khởi của bà con các dân tộc nơi đây, khi năm nay cây sơn tra lại được mùa, thu hoạch quả đến đâu thương lái thu mua đến đó. Trò chuyện với bà con chúng tôi được biết, năm nay do mưa nên nhiều diện tích sơn tra bị vùi lấp không được thu hoạch (khoảng 0,5ha), giá bán sơn tra cũng thấp hơn năm ngoái, nhưng so với các loại cây trồng khác cây sơn tra vẫn mang lại nguồn thu cao hơn. 
Trái cây Sơn La, đặc sản Sơn La, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, táo mèo, sơn tra Làng Mô, sơn tra Sìn Hồ, sơn tra Lai Châu, sơn tra Tây Bắc, táo mèo Sìn Hồ, táo mèo Lai Châu, táo mèo Tây Bắc, mùa sơn tra
Người dân bản Tù Cù Phìn (xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ) thu hoạch sơn tra.
Đến nương sơn tra của mình, nhìn những quả sơn tra chín trĩu cành, trên gương mặt đen sạm của ông Vàng A Lừ (bản Tù Cù Phìn) không giấu nổi niềm vui, với nụ cười hiền hậu, ông Lừ vui mừng khoe: “Được xã vận động trồng và nhận thấy lợi ích của cây sơn tra mang lại nên gia đình đăng ký trồng. Đến nay, gia đình tôi trồng sơn tra được khoảng 4 năm. Năm 2016, sơn tra bắt đầu bói quả nên sản lượng thu hoạch không đáng kể. Hiện, gia đình có hơn 2ha (khoảng 500 cây), năm nay thu hoạch 300 cây. Quả sơn tra không chỉ mang ra chợ huyện bán mà các thương lái còn đến tận nơi thu mua nên chúng tôi đỡ vất vả trong khâu vận chuyển và bảo quản. Với sản lượng thu hoạch được khoảng gần 2 tấn quả/ha, trừ chi phí vụ mùa năm nay gia đình tôi thu về hơn 20 triệu đồng từ tiền bán sơn tra, gấp nhiều lần so với trồng các loại cây nông nghiệp truyền thống. Từ số tiền đó tôi mua sách vở, quần áo cho các con bước vào năm học mới và có tiền tiết kiệm để đầu tư mua giống cây, con khác phát triển kinh tế gia đình. Từ khi trồng sơn tra, có thêm thu nhập nên năm 2017 gia đình tôi đã thoát nghèo”. 

Đó không chỉ là niềm vui của ông Lừ mà còn của nhiều hộ dân trong xã, điển hình như gia đình các ông: Giàng A Sách, Giàng A Chớ (bản Làng Mô)... là những hộ có thu nhập hàng chục triệu đồng từ bán quả sơn tra.

Được biết, trước đây nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào trồng ngô, lúa, còn sơn tra chỉ là loại cây ăn quả mọc hoang dại, không ai nghĩ đến giá trị kinh tế mà nó mang lại. Sau khi tỉnh, huyện triển khai trồng với quy mô lớn, xã tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ rừng có sơn tra và đăng ký trồng với xã để hỗ trợ cây giống, mở rộng diện tích. Vì sơn tra là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ lên tới 40 năm. Người dân không tốn nhiều công chăm sóc và vốn đầu tư, đất trồng chủ yếu là nguồn đất nương trồng lúa, ngô kém hiệu quả kinh tế. Thấy được lợi ích mà cây sơn tra mang lại nhiều người đăng ký trồng nên diện tích trồng cây sơn tra của xã tăng lên từng năm.
Trái cây Sơn La, đặc sản Sơn La, trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, táo mèo, sơn tra Làng Mô, sơn tra Sìn Hồ, sơn tra Lai Châu, sơn tra Tây Bắc, táo mèo Sìn Hồ, táo mèo Lai Châu, táo mèo Tây Bắc, mùa sơn tra
Người dân thu hoạch Sơn Tra về nhà để bán cho thương lái.
Hiện, xã Làng Mô có hơn 130ha trồng cây sơn tra (trong đó 100ha trồng mới và 30ha cây trồng lâu năm và gần 1ha cây mọc tự nhiên). Ông Giàng A Mềnh - Chủ tịch UBND xã Làng Mô cho biết: giá sơn tra năm nay thấp, dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg (năm 2017 giá 10.000 - 20.000 đồng/kg, cuối hoặc đầu vụ cao nhất từ 35.000 - 40.000 đồng/kg). Do ảnh hưởng của mưa nên nhiều diện tích sơn tra được thu hoạch giảm do bị sạt lở, đất đá vùi lấp. Trung bình năng suất đạt gần 2 tấn quả/ha, với giá bán hiện nay thì có thể thấy sơn tra đang đem lại thu nhập cao hơn so với lúa, ngô và khá ổn định. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt khoảng 15 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 45%.

Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, sơn tra còn có khả năng phòng hộ, hạn chế cháy rừng và có thể trồng mới trên đất trống thuộc quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất hoặc kết hợp trồng trên đất dốc để làm xói mòn, rửa trôi… Đó cũng là thế mạnh để những xã vùng cao như Làng Mô nói riêng, các xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ nói chung lựa chọn sơn tra là cây trồng lâu dài để giữ đất và mở hướng mới trong việc giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên mảnh đất vùng cao.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: