Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Cây “Rồng xanh” trên vùng trung du Đất Tổ

Hơn 10 năm trước, cây thanh long ruột đỏ bắt đầu du nhập về vùng đất trung du và rồi gắn bó với đồng đất nơi đây, trở thành cây trồng đem lại thu nhập ổn định cho người dân và các địa phương trong tỉnh Phú Thọ. 
Đặc sản Phú Thọ, Trái cây Phú Thọ, trái cây Đất Tổ, thanh long ruột đỏ, thanh long Tam Nông, thanh long Phù Ninh, thanh long Thanh Sơn, thanh long Cẩm khê, thanh long Lâm Thao, thanh long Việt Trì, thanh long Phú Thọ, thanh long đất tổ, trồng thanh long
Vườn thanh long đang độ chín đỏ trên vùng trung du Đất Tổ.
Từ xưa, mảnh đât, con người vùng trung du Đất Tổ đã đi vào thơ ca với hình ảnh tươi đẹp, hùng vĩ. Trong bài thơ “Ta đi tới”, nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa: "Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt/ Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát…”. Đó là với thơ ca, với nghệ thuật, còn xét về điều kiện tự nhiên, miền trung du lại được biết đến là mảnh đất cằn cỗi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” với quanh năm đói nghèo vì chủ yếu trông vào nương sắn, đồi chè. Thời gian trôi qua, kinh tế địa phương dần phát triển và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm rõ rệt. Có được kết quả đáng khích lệ này là sự chung tay vào cuộc, cố gắng của chính quyền và toàn thể nhân dân trong việc phát triển cây chè thành cây trồng chủ lực, sản xuất theo hướng hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu quả. 

Tháng 9, trong tiết trời thu dễ chịu với ngọn gió heo may nhè nhẹ, về xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, địa phương đang khoác lên mình tấm áo mới của sự phát triển và ấm no; đó là kết quả của sự chăm chỉ, nỗ lực biến “tấc đất” thành tấc vàng của người dân. Nhờ sự sáng tạo, chủ động người dân nơi đây đã biến khu đất cằn thành những vườn thanh long tươi tốt. 
Đặc sản Phú Thọ, Trái cây Phú Thọ, trái cây Đất Tổ, thanh long ruột đỏ, thanh long Tam Nông, thanh long Phù Ninh, thanh long Thanh Sơn, thanh long Cẩm khê, thanh long Lâm Thao, thanh long Việt Trì, thanh long Phú Thọ, thanh long đất tổ, trồng thanh long
Người dân nơi đây đã biến khu đất cằn thành những vườn thanh long tươi tốt.
Gia đình ông Lê Ngọc Định, khu 9, người đi tiên phong trong việc trồng thanh long ruột đỏ, hiện có gần 100 trụ cây. Vườn thanh long nhà ông, trụ nào trụ ấy tốt tươi, quả đỏ rực như lửa. Chia sẻ về “cơ duyên” tới với thanh long, ông cho hay: Năm 2013 tình cờ trên chương trình ti vi có phát sóng phóng sự về hiệu quả trồng thanh long ruột đỏ trên đất đồi cũng như kỹ thuật trồng, chăm sóc. Thấy hay nên tôi quyết định thử trồng. Để mua được giống, tôi phải tìm sang tận đất Hà Tây cũ, rồi tự tìm tòi, mày mò kỹ thuật trồng. Sau 2 năm, cây cho thu hoạch lứa đầu và ổn định đến bây giờ. Tuy mới trồng và với số lượng chưa nhiều, nhưng vườn thanh long nhà ông định mang lại thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm.

Đến xã miền núi Thục Luyện thuộc huyện Thanh Sơn, không khó để tìm đến nhà ông Trần Ngọc Sơn biệt danh “Sơn trại” bởi trang trại của ông có tới 2.000 trụ gốc thanh long. Được biết đến là cựu chiến binh làm kinh tế giỏi nhưng cũng đã từng có giai đoạn ông bị coi là “hấp dở” khi quyết đinh “bỏ nhà cao, cửa rộng” ở trung tâm xã để vào làm kinh tế đồi vườn trong khu đất heo hút, “khỉ ho, cò gáy” sát bìa rừng. Đi giữa màu đỏ rực, chiêm ngưỡng rừng thanh long đang độ chín, trải dài đến tận bìa rừng; được chiêu đãi trái quả vườn nhà mang vị ngọt, thanh mát đặc trưng, lại được nghe gia chủ chia sẻ về câu chuyện “bén duyên” với giống cây này chúng tôi mới thấm thía công sức của người trồng trái và thêm phần kính nể người lính già. 
Đặc sản Phú Thọ, Trái cây Phú Thọ, trái cây Đất Tổ, thanh long ruột đỏ, thanh long Tam Nông, thanh long Phù Ninh, thanh long Thanh Sơn, thanh long Cẩm khê, thanh long Lâm Thao, thanh long Việt Trì, thanh long Phú Thọ, thanh long đất tổ, trồng thanh long
Cây thanh long mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại cây ăn quả khác.
Ông cho biết: Ban đầu vợ chồng tôi cũng loay hoay chưa biết trồng loại cây gì trên mảnh đất đồi, sỏi đá này. Tự tìm hiểu, chúng tôi biết được cây thanh long, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình nơi đây, bởi nó thuộc họ xương rồng, nên chống chọi với nóng, hạn khá tốt lại không kén đất. Thời điểm mới trồng, ông mua giống với giá 10 nghìn đồng/ hom, đổ thêm ít trụ cột bằng bê tông, thế là đủ để bắt tay vào làm. Tuy là giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu tư đơn giản, ít chi phí; nhưng lại là giống mới đưa về trồng trên địa hình mới bởi người chưa có nhiều kinh nghiệm nên thời gian đầu gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... Với đức tính cần cù, chịu khó, không đầu hàng trước khó khăn, vất vả, yêu cây như chính bản thân mình, ông Sơn chủ động học tập kỹ thuật canh tác thông qua ti vi, sách báo cũng như trực tiếp tại các vùng trồng thanh long trên cả nước. Không phụ công người, ban đầu với chỉ 200 trụ gốc, giờ vườn thanh long của gia đình ông đã phát triển lên gấp 10 lần và cho hiệu quả kinh tế cao. 

Giống như đức tính cần mẫn vươn lên của ông nông điền vùng trung du sỏi đá, cây thanh long “miệt mài” cho ra những vụ trái trĩu quả, đỏ mọng. Trung bình mỗi vụ thanh long, gia đình ông Sơn thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9 với 10 - 11 lần hái và khoảng 200 tấn quả. Đầu mùa, với mức giá nhập bán cho thương lái tại vườn khoảng 20 nghìn đồng/kg, giữa mùa dao động từ 10-15 nghìn đồng/kg. Vụ năm nay, nhà ông Sơn đã thu 4 đợt, có đợt bán thu được 40 triệu đồng. Được trồng trên đất đồi, quả to, vị ngọt nên sản phẩm thanh long nhà ông Sơn được thị trường ưa chuộng cả ở trong tỉnh và các vùng lân cận như Hà Nội, Tuyên Quang... “Trồng cây thanh long ruột đỏ có hiệu quả hơn so với cây lõi trắng. Bởi thanh long ruột đỏ có thời gian thu hoạch sớm và dài hơn, do đó ít bị cạnh tranh và thị trường cũng ưa chuộng do màu sắc bắt mắt, ngon và ngọt hơn” - Ông Sơn cho hay. 
Đặc sản Phú Thọ, Trái cây Phú Thọ, trái cây Đất Tổ, thanh long ruột đỏ, thanh long Tam Nông, thanh long Phù Ninh, thanh long Thanh Sơn, thanh long Cẩm khê, thanh long Lâm Thao, thanh long Việt Trì, thanh long Phú Thọ, thanh long đất tổ, trồng thanh long
Tuy nhiên việc phát triển cây thanh long vẫn hoàn toàn tự phát chưa theo quy hoạch.
Chia sẻ thêm về giá trị thương phẩm của cây thanh long, ông Trần Ngọc Sơn nhận định, cây thanh long chiếm ưu thế hơn nhiều loại cây ăn quả khác. Theo ước tính của ông, 1 vụ thanh long, trừ chi phí, ông thu về vài trăm triệu đồng. Thấy được hiệu quả kinh tế của cây thanh long ruột đỏ, nhiều gia đình trong xã cũng bắt đầu trồng. Đến nay, riêng khu Đồng Cỏ xã Thục Luyện có hơn 20 nhà trồng với quy mô vài chục đến vài trăm gốc mỗi hộ. 

Qua tìm hiểu, được biết cây thanh long ruột đỏ được trồng phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung ở một số huyện như: Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Sơn, Cẩm khê, Lâm Thao,…và bước đầu mang lại hiệu quả cho người trồng. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất không chỉ của riêng ông Sơn, ông Định mà của những người trồng thanh long trong tỉnh hiện nay là tình trạng tự phát và không mấy ổn định của thị trường. Thực tế, hiện nay các hộ chủ động học hỏi kỹ thuật trồng nên năng suất chưa đạt tối ưu; đồng thời sự phát triển nhanh của giống cây này trên địa bàn kéo theo việc sản xuất ồ ạt, không đảm bảo chất lượng. Vì thế, để phát huy và hướng tới đưa loại cây trồng này vào danh sách giống cây kinh tế cần xây dựng chiến lược lâu dài, chú trọng sản xuất theo hướng đạt chuẩn VietGAP.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: