Có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, loại trái cây này có vị như xoài lai chuối nhưng thực chất lại thuộc họ mãng cầu.
Paw Paw là trái cây có hình dáng khá giống xoài nhưng lại có vị giống chuối.
Pawpaw (hay còn được gọi là đu đủ Mỹ) là loại cây thân gỗ nhỏ, cao tới 5 m, thuộc họ mãng cầu. Lá cây Pawpaw mọc so le, quả mọc ở nách cành. Loại quả này còn được biết đến như món “táo kem trứng” hay “chuối của người nghèo” do hàm lượng dinh dưỡng cao trong mỗi quả.
Trước đây, Pawpaw mọc hoang ở 26 tiểu bang miền đông nước Mỹ. Những năm gần đây, Pawpaw đã được quan tâm nhiều hơn bởi loại cây này ít bị bệnh, không phải sử dụng nhiều thuốc trừ sâu lại dễ chăm sóc. Nhiều nông dân và chủ trang trại ở bang Indiana (Mỹ) đã bắt đầu trồng giống Pawpaw này như một loại cây nông nghiệp.
Vị ngọt và thơm ngậy khiến loại trái cây này luôn là một mặt hàng nông sản đắt khách.
Nhìn bề ngoài, Pawpaw trông không khác gì một quả xoài xanh. Thịt của Pawpaw có màu từ vàng sáng đến nâu vàng tùy vào độ chín. Pawpaw bổ ra có phần thịt như mãng cầu, khi ăn lại thấy mùi thơm của chuối. Một số người còn cho rằng Pawpaw cũng có mùi giống quả dứa. Sau khi cắt đôi và bỏ hạt, bạn có thể dùng thìa xúc từng miếng ăn như đu đủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Pawpaw để thay thế xoài, chuối trong các nguyên liệu làm bánh. Sinh tố Pawpaw và kem Pawpaw cũng là những món được người dân địa phương ưa chuộng.
Sau khi cắt đôi và bỏ hạt, bạn có thể dùng thìa xúc từng miếng ăn như đu đủ.
Hoa của Pawpaw có màu nâu sẫm đẹp mắt, thường ra vào mùa xuân. Loài cây này cho thu hoạch quả từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 hàng năm. Vị ngọt và thơm ngậy khiến loại trái cây này luôn là một mặt hàng nông sản đắt khách.
Ngoài hương vị bắt miệng, các nhà khoa học còn phát hiện ra lá và hạt của Pawpaw có chứa một lượng acetogenin có thể dùng để chữa một số bệnh nhiễm trùng và ung thư như ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư gan… Nhược điểm lớn nhất của Pawpaw là khó bảo quản và di chuyển. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số loại Pawpaw được nhân giống để trồng ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ở châu Á và châu Phi.
0 nhận xét: