Khi những vườn mãng cầu na “mở mắt” cũng là lúc mùa hái trái thuê trở nên nhộn nhịp dưới chân núi Bà Đen (Tây Ninh). Đây là cơ hội cho những nông dân ít ruộng có thêm thu nhập.
Ngay từ sáng sớm khi mặt trời ló rạng thì những người hái mãng cầu đã đổ xô ra vườn. Người Tây Ninh gọi vườn mãng cầu là rẫy vì mỗi thửa ruộng trồng đều rộng mênh mông, bát ngát.
Tôi theo chân đoàn hái mãng cầu xuống khu vực xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu. Rẫy mãng cầu rộng chừng gần 2ha. Gần chục người hái trái ngoài vườn nhưng không ai biết biết chủ rẫy, bởi vì họ nhận hái thuê cho thương lái. Sáu người hái, một người dọn và một người gánh trái vô trong lán.
Vừa làm, những nông dân này vừa tíu tít nói chuyện vui vẻ. Ông Nguyễn Thành Long (57 tuổi) cho biết, mình đã làm nghề này được gần chục năm nay. Ông Long ở Hòa Thành, nhà không có đất canh tác nên ai có mối gì làm ông đều nhận. Mấy tháng nay ông Long nhận hái mãng cầu ở khu vực quanh núi Bà Đen.
Thu nhập của những “tay kéo vườn” được chừng khoảng 200 ngàn đồng/ngày. Lao động phụ trách gom giỏ, gánh hàng vô lán, công việc nặng nhọc hơn thì thu nhập được khoảng 250 - 300 ngàn đồng/ngày. Khi trái nhiều, giá cao thì thu nhập cũng nhích thêm chút đỉnh, cơm nước mình tự lo.
Theo ông Long, nghề hái mướn không quá nặng nhọc bởi vì khi lủi trong vườn mãng cầu thì được bóng cây che mát. Kỹ thuật hái trái cũng không có gì đặc biệt, chỉ cần lựa trái già, sắp chín và dùng kìm cắt bỏ vô trong thùng, vô giỏ là được. Giỏ đựng mãng cầu là thùng sơn, loại 20 lít được chế thành thêm quai để tiện đeo trên vai. “Mỗi thùng trái đầy nặng chừng hơn gần 10kg. Đeo riết rồi cũng quen, rồi cũng yêu nghề. Cứ miễn có việc, có tiền là mình nhận làm”, ông Long cho biết.
Nghề làm mướn thường phải dịch chuyển liên tục. Hôm nay hái ở Suối Đá nhưng mai kia sẽ lên Thạnh Tân, Tân Bình... hoặc bất cứ nơi nào có việc. Ông Long cho biết, dù công việc rất đơn giản, không cần kỹ thuật gì nhưng người hái cần phải phân biệt được tuổi trái, tránh cắt phải trái non và loại bỏ trái sâu ngay tại gốc.
Tôi thắc mắc, lý nào lại hái nhầm trái non? Ông Long nhìn tôi cười nói: “Mãng cầu bay là loại ngon nhất, thường là loại đầu. Nhìn đã mắt lắm, nhưng nếu không biết chọn hẳn sẽ cắt phải trái non, sẽ rất uổng phí, lại bị chủ rầy. Giá mãng cầu bay dao động từ 45 - 65 ngàn đồng/kg, mỗi kg chỉ hai hoặc ba trái là đủ".
Nhóm của ông Long có gần chục người. Đa phần họ là những người quen biết nhau trên đường làm thuê. Có việc thì họ điện thoại kêu nhau đi làm cho vui. Hái mãng cầu không ăn theo sản lượng hay diện tích vườn như chôm chôm, cà phê, nhãn mà ăn ngày công bởi vì mãng cầu không hái “tuốt” một lần mà phải lựa, hái tới rồi hái lui vài lần mới hết.
Dưới trời nắng, những người hái mướn mãng cầu dưới chân núi Bà Đen vẫn nở nụ cười vui vẻ. Khi chúng tôi đưa máy lên chụp hình, bà Bảy lớn tuổi nhất cười nghiêng ngả: “Chu choa, chụp gì vậy con. Chụp thì kiếm mấy người đẹp ý, dì già cả rồi, da nhăn nheo, mắt mờ tay chân chậm chạp, chụp chi cho xấu bức hình”.
Sau câu nói của bà Bảy là một tràng cười của cả nhóm. Bà Bảy ở vào nhóm chọn lựa và đóng gói trái chín. Khi những giỏ mãng cầu đã được tập trung vào vào lán, nhóm của bà Bảy sẽ phân thành loại một, loại hai, loại ba. Các loại được bọc bởi một lớp giấy mỏng, tránh dập rồi vô thùng caton để xuất bán. Những trái chín cây sẽ được lựa riêng để bán tại các chợ quanh khu vực thành phố.
Bà Bảy là dân lựa trái kinh nghiệm, nhìn sơ là biết mãng cầu thuộc “tốp” nào. Mùa này mưa nhiều, đôi khi trái cũng có dòi, phải tinh mắt để lựa cho kỹ. “Lựa kỹ, đặng cho người ta khỏi mua phải trái sâu, họ không ăn được, còn mình thì mất chữ tín đó con”, bà Bảy giải thích.
Niềm vui người hái mướn mùa trái chín dưới chân núi Bà Đen. |
Tôi theo chân đoàn hái mãng cầu xuống khu vực xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu. Rẫy mãng cầu rộng chừng gần 2ha. Gần chục người hái trái ngoài vườn nhưng không ai biết biết chủ rẫy, bởi vì họ nhận hái thuê cho thương lái. Sáu người hái, một người dọn và một người gánh trái vô trong lán.
Vừa làm, những nông dân này vừa tíu tít nói chuyện vui vẻ. Ông Nguyễn Thành Long (57 tuổi) cho biết, mình đã làm nghề này được gần chục năm nay. Ông Long ở Hòa Thành, nhà không có đất canh tác nên ai có mối gì làm ông đều nhận. Mấy tháng nay ông Long nhận hái mãng cầu ở khu vực quanh núi Bà Đen.
Tây Ninh cũng là tỉnh này có diện tích trồng mãng cầu lớn nhất cả nước. |
Theo ông Long, nghề hái mướn không quá nặng nhọc bởi vì khi lủi trong vườn mãng cầu thì được bóng cây che mát. Kỹ thuật hái trái cũng không có gì đặc biệt, chỉ cần lựa trái già, sắp chín và dùng kìm cắt bỏ vô trong thùng, vô giỏ là được. Giỏ đựng mãng cầu là thùng sơn, loại 20 lít được chế thành thêm quai để tiện đeo trên vai. “Mỗi thùng trái đầy nặng chừng hơn gần 10kg. Đeo riết rồi cũng quen, rồi cũng yêu nghề. Cứ miễn có việc, có tiền là mình nhận làm”, ông Long cho biết.
Nghề làm mướn thường phải dịch chuyển liên tục. Hôm nay hái ở Suối Đá nhưng mai kia sẽ lên Thạnh Tân, Tân Bình... hoặc bất cứ nơi nào có việc. Ông Long cho biết, dù công việc rất đơn giản, không cần kỹ thuật gì nhưng người hái cần phải phân biệt được tuổi trái, tránh cắt phải trái non và loại bỏ trái sâu ngay tại gốc.
Người Tây Ninh gọi vườn mãng cầu là rẫy vì mỗi thửa ruộng trồng đều rộng mênh mông, bát ngát. |
Nhóm của ông Long có gần chục người. Đa phần họ là những người quen biết nhau trên đường làm thuê. Có việc thì họ điện thoại kêu nhau đi làm cho vui. Hái mãng cầu không ăn theo sản lượng hay diện tích vườn như chôm chôm, cà phê, nhãn mà ăn ngày công bởi vì mãng cầu không hái “tuốt” một lần mà phải lựa, hái tới rồi hái lui vài lần mới hết.
Dưới trời nắng, những người hái mướn mãng cầu dưới chân núi Bà Đen vẫn nở nụ cười vui vẻ. Khi chúng tôi đưa máy lên chụp hình, bà Bảy lớn tuổi nhất cười nghiêng ngả: “Chu choa, chụp gì vậy con. Chụp thì kiếm mấy người đẹp ý, dì già cả rồi, da nhăn nheo, mắt mờ tay chân chậm chạp, chụp chi cho xấu bức hình”.
Chọn lựa và đóng gói trái mãng cầu. |
Bà Bảy là dân lựa trái kinh nghiệm, nhìn sơ là biết mãng cầu thuộc “tốp” nào. Mùa này mưa nhiều, đôi khi trái cũng có dòi, phải tinh mắt để lựa cho kỹ. “Lựa kỹ, đặng cho người ta khỏi mua phải trái sâu, họ không ăn được, còn mình thì mất chữ tín đó con”, bà Bảy giải thích.
0 nhận xét: