Măng cụt, loại trái cây có giá trị cao trên thị trường vốn định hình trong tâm trí người tiêu dùng là sản phẩm của vùng đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ. Cũng bởi vậy, những người nông dân thuộc Tổ dân phố 7, thị trấn Ðạm Ri, huyện Ðạ Huoai càng mong mỏi trái măng cụt với thương hiệu Ðạm Ri đến với cộng đồng cây trái Việt.
Anh Phạm Năng Chuẩn, người nông dân đã gắn bó lâu năm với vùng đất Đạm Ri chia sẻ, ngay khi mới bắt đầu định cư ở vùng đất mới, nhiều gia đình đã trồng một số loại cây ăn trái, trong đó có cây măng cụt. Ở Đạm Ri hiện vẫn còn những cây măng cụt hơn 30 năm tuổi, vẫn sum suê cho trái. Nhưng phải tới năm 2003-2004, khi ý thức được vùng Đạm Ri thích hợp với cây ăn trái, bà con mới chuyển sang trồng sầu riêng xen lẫn măng cụt. Hợp đất, hợp khí hậu, măng cụt ra trái trĩu cành, vị trái chua ngọt đậm đà. Bởi vậy, bà con dần dần chặt bớt sầu riêng và chuyển sang trồng hết măng cụt.
Anh Chuẩn nói: “Cây măng cụt ưu điểm là dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Nhà tôi ở đây từ năm 1994 đến giờ thấy cây măng cụt là phù hợp với vùng Đạm Ri này nhất, bản thân nhà tôi cũng trồng 100 cây, trong đó 80 cây đang cho trái. Nói chung, hiện bà con cũng đang trồng thêm măng cụt rất nhiều, giống lấy từ miền Tây lên đây”. Vụ măng cụt Đạm Ri kéo dài từ tháng 4 tới tháng 7 âm lịch, có vài cây chín trễ có thể kéo dài tới tháng 8 âm lịch.
Cắt ngang trái măng cụt Đạm Ri, cảm quan có thể thấy vỏ trái khá dầy nhưng mềm, ruột trái trắng tinh, vị chua ngọt rất đậm đà. Thêm một điều có lẽ do thổ ngơi, măng cụt Đạm Ri rất ít hạt, nhiều múi nhỏ và ít gặp tình trạng chai vỏ, thối múi. Có điều người Đạm Ri vẫn băn khoăn là thị trường chưa biết đến những trái măng cụt ngon lành đến từ vùng đất Đạm Ri. Bởi vậy, Tổ hợp tác măng cụt Đạm Ri ra đời, mang theo khát vọng của những người nông dân về một thương hiệu măng cụt trên vùng đất chân cao nguyên.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổ trưởng Tổ hợp tác măng cụt Đạm Ri chia sẻ: “Hiện tổ chúng tôi có 11 thành viên, là những hộ có diện tích măng cụt lớn nhất, hầu hết đang cho thu hoạch với diện tích gần 14 ha và đang tiếp tục mở rộng diện tích, tăng thành viên. Mục tiêu của tổ là tập hợp người trồng măng cụt, cùng nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nâng sản lượng trái măng cụt, xây dựng được thương hiệu và từ đó tìm kiếm được nhà thu mua ổn định với giá cả tương xứng”. Ông Dũng tâm sự, cây măng cụt Đạm Ri chất lượng phải nói là ổn định, năng suất một cây đạt 50 kg trái/vụ, mỗi mùa cung cấp hàng chục tấn trái thơm ngon ra thị trường nhưng giá cả hiện còn thấp, giá trung bình đầu vụ và cuối vụ chỉ 20 ngàn/kg. Thị trường không hề biết đến vùng Đạm Ri có một vùng nguyên liệu măng cụt lớn, đó chính là khó khăn khiến măng cụt Đạm Ri chưa được giá.
Những người nông dân đang tìm cách nâng cao giá trị của cây trái vườn nhà, bắt đầu từ việc tập trung thành tập thể để tăng sức mạnh. Ông Dũng cho biết, hiện tổ đã bắt đầu tiếp cận với các kiến thức chăm sóc cây măng cụt một cách bài bản, từ thời điểm phun thuốc trị bệnh, kỹ thuật tỉa cành cho tới bảo quản trái từ ngành nông nghiệp Đạ Huoai. Và từ đó, tổ thu hút thêm thành viên, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm những con đường tiêu thụ hiệu quả hơn. Tổ mong muốn liên kết được với doanh nghiệp để cung cấp măng cụt số lượng lớn theo hợp đồng, đảm bảo đầu ra ổn định cho trái măng cụt Đạm Ri.
Ông Vũ Văn Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đạm Ri đánh giá hoạt động của tổ hợp tác măng cụt Đạm Ri rất thực tế, thành viên tổ năng động, mục tiêu rõ ràng. Ông nhận xét: “Ngành nông nghiệp huyện cũng như hội chúng tôi đều hết sức hỗ trợ tổ hoạt động với mục tiêu xây dựng một thương hiệu trái cây đặc sản, từ đó nâng cao sản lượng, chất lượng trái, tìm kiếm nguồn tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập cao cho nông dân”.
Thu hoạch măng cụt Đạm Ri. |
Anh Chuẩn nói: “Cây măng cụt ưu điểm là dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Nhà tôi ở đây từ năm 1994 đến giờ thấy cây măng cụt là phù hợp với vùng Đạm Ri này nhất, bản thân nhà tôi cũng trồng 100 cây, trong đó 80 cây đang cho trái. Nói chung, hiện bà con cũng đang trồng thêm măng cụt rất nhiều, giống lấy từ miền Tây lên đây”. Vụ măng cụt Đạm Ri kéo dài từ tháng 4 tới tháng 7 âm lịch, có vài cây chín trễ có thể kéo dài tới tháng 8 âm lịch.
Măng cụt Đạm’ri được lấy giống từ miền Tây lên đây. |
Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổ trưởng Tổ hợp tác măng cụt Đạm Ri chia sẻ: “Hiện tổ chúng tôi có 11 thành viên, là những hộ có diện tích măng cụt lớn nhất, hầu hết đang cho thu hoạch với diện tích gần 14 ha và đang tiếp tục mở rộng diện tích, tăng thành viên. Mục tiêu của tổ là tập hợp người trồng măng cụt, cùng nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nâng sản lượng trái măng cụt, xây dựng được thương hiệu và từ đó tìm kiếm được nhà thu mua ổn định với giá cả tương xứng”. Ông Dũng tâm sự, cây măng cụt Đạm Ri chất lượng phải nói là ổn định, năng suất một cây đạt 50 kg trái/vụ, mỗi mùa cung cấp hàng chục tấn trái thơm ngon ra thị trường nhưng giá cả hiện còn thấp, giá trung bình đầu vụ và cuối vụ chỉ 20 ngàn/kg. Thị trường không hề biết đến vùng Đạm Ri có một vùng nguyên liệu măng cụt lớn, đó chính là khó khăn khiến măng cụt Đạm Ri chưa được giá.
Những người nông dân đang tìm cách nâng cao giá trị của cây trái vườn nhà, bắt đầu từ việc tập trung thành tập thể để tăng sức mạnh. Ông Dũng cho biết, hiện tổ đã bắt đầu tiếp cận với các kiến thức chăm sóc cây măng cụt một cách bài bản, từ thời điểm phun thuốc trị bệnh, kỹ thuật tỉa cành cho tới bảo quản trái từ ngành nông nghiệp Đạ Huoai. Và từ đó, tổ thu hút thêm thành viên, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm những con đường tiêu thụ hiệu quả hơn. Tổ mong muốn liên kết được với doanh nghiệp để cung cấp măng cụt số lượng lớn theo hợp đồng, đảm bảo đầu ra ổn định cho trái măng cụt Đạm Ri.
Ông Vũ Văn Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Đạm Ri đánh giá hoạt động của tổ hợp tác măng cụt Đạm Ri rất thực tế, thành viên tổ năng động, mục tiêu rõ ràng. Ông nhận xét: “Ngành nông nghiệp huyện cũng như hội chúng tôi đều hết sức hỗ trợ tổ hoạt động với mục tiêu xây dựng một thương hiệu trái cây đặc sản, từ đó nâng cao sản lượng, chất lượng trái, tìm kiếm nguồn tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập cao cho nông dân”.
0 nhận xét: