Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Công Bằng phát triển thế mạnh về cây Quýt

Vài năm trở lại đây, cây quýt đang dần trở thành loại cây trồng mũi nhọn giúp nhiều hộ dân ở xã Công Bằng, huyện Pác Nặm thoát nghèo và làm giàu hiệu quả. Được cấp ủy, chính quyền địa phương khuyến khích, vận động bà con mở rộng diện tích trồng quýt.
Đặc sản Bắc Kạn, Trái cây Bắc Kạn, Trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, quýt Nà Chảo, quýt Nà Giàng, quýt Nà Coóc, quýt Pác Nặm, quýt Bắc Kạn, quýt Bắc Cạn, trồng quýt
Vườn quýt của gia đình ông Dương Văn Phú cho thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng.
Gia đình ông Dương Văn Phú ở thôn Nà Chảo là một trong những hộ dân đầu tiên tại xã Công Bằng đưa cây quýt vào trồng. Hơn 15 năm nay, tận dụng điều kiện tự nhiên, đất đai sẵn có cùng với sự mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, gia đình ông đã đầu tư trồng được hơn 500 cây quýt. Lúc trước, trên diện tích nương rẫy của gia đình, ông Phú chỉ trồng vài cây với mục đích giữ đất và lấy quả ăn. Nhưng đến khi cây quýt bắt đầu sai quả và được nhiều người đến hỏi mua với giá khá cao nên gia đình ông đã quyết định mở rộng diện tích trồng đại trà.

Chia sẻ về niềm vui mà cây quýt đem lại cho gia đình, ông Dương Văn Phú phấn khởi cho biết: Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở xã Công Bằng rất phù hợp để trồng cây quýt, quả to, có màu vàng đẹp và vị ngọt đậm nên được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Những diện tích quýt của gia đình ông đã bắt đầu cho thu nhập khoảng 10 năm nay, riêng trong 4 năm trở lại đây mỗi năm gia đình thu nhập trên 50 triệu đồng, cao gấp hàng chục lần so với các loại cây trồng khác. Năm 2018 này, thực hiện Đề án phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa của huyện, ông Phú tiếp tục mạnh dạn đăng ký trồng thêm 400 cây quýt trên những diện tích soi bãi và nương ót của gia đình.

Với lợi thế là loại cây dễ trồng, chăm sóc đơn giản, ít tốn công sức và vốn đầu tư ít. Nên vài năm trở lại đây, trên địa bàn xã Công Bằng đã có hơn 50 hộ dân tập trung đầu tư vào trồng cây quýt theo hướng hàng hóa. Thấy rõ hiệu quả từ trồng quýt, Đảng bộ, chính quyền xã Công Bằng đã xác định quýt là một trong những cây trồng mũi nhọn, thế mạnh của xã và có tiềm năng phát triển, hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, tích cực vận động nhân dân phát triển trồng cây quýt. Từ những diện tích manh mún, nhỏ lẻ ban đầu, đến nay xã Công Bằng đã hình thành được vùng chuyên canh trồng quýt tập trung chủ yếu ở các thôn như: Nà Chảo; Nà Giàng; Nà Coóc. Hiện toàn xã Công Bằng có trên 5ha quýt đã cho thu hoạch, riêng năm 2018, xã đã trồng mới được gần 3,6ha.
Đặc sản Bắc Kạn, Trái cây Bắc Kạn, Trái cây Tây Bắc, trái cây núi rừng, quýt Nà Chảo, quýt Nà Giàng, quýt Nà Coóc, quýt Pác Nặm, quýt Bắc Kạn, quýt Bắc Cạn, trồng quýt
Cán bộ xã Công Bằng hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng quýt.
Mặc dù vậy, cũng như nhiều loại cây trồng khác thì cây quýt hiện nay cũng ngày càng xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại khiến các hộ trồng quýt hoang mang lo lắng, hầu hết các hộ dân vẫn chỉ trồng quýt theo hình thức tự phát. Thị trường tiêu thụ đối với cây quýt ở Công Bằng còn khá hạn chế, chủ yếu vẫn là tiêu thụ trong huyện và một số khu vực lân cận, trong khi người dân chưa có các phương pháp bảo quản lâu dài nên sau khi thu hoạch nếu không được bán ngay thì quýt rất dễ bị hỏng.

Trao đổi với chúng tôi về định hướng phát triển cây quýt tại địa phương trong thời gian tới, ông Dương Thanh Trầm - Phó Chủ tịch UBND xã Công Bằng cho biết: Hiện tại xã đang tập trung quy hoạch vùng trồng cây quýt một cách hợp lý, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân. Đặc biệt, để từng bước xây dựng được thương hiệu cho quả quýt của Công Bằng thì xã đã tuyên truyền, khuyến cáo các hộ trồng quýt không được sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất....nằm ngoài danh mục quy định trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, bảo quản và thu hoạch. Để từ đó, tạo ra được sản phẩm quýt sạch, an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo uy tín, chất lượng cho thương hiệu quýt của địa phương trên thị trường.

Việc duy trì và mở rộng diện tích trồng cây quýt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho bà con nhân dân trên địa bàn xã Công Bằng huyện Pác Nặm. Vừa khai thác có hiệu quả tiềm năng tự nhiên của địa phương, vừa góp phần quan trọng trong thực hiện công tác giảm nghèo, mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế của xã vùng cao này.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: