Thực hiện chương trình toàn khóa về phát triển toàn diện đối với bưởi lông Cổ Cò, thời gian gần đây, Cái Bè đã tập trung đánh giá vùng thích nghi có chỉ dẫn địa lý, làm cơ sở quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh; cải tạo trẻ hóa vườn già cỗi để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm bưởi lông Cổ Cò.
Theo đó, ngành chuyên môn đã tổ chức chọn lọc cây đầu dòng và xây dựng vườn giống đầu dòng để nhân giống phục vụ mở rộng vùng chuyên canh, đến nay huyện đã triển khai dự án khôi phục vùng nguyên liệu bưởi lông Cổ Cò, cung cấp giống từ cây đầu dòng chất lượng tốt với số hộ được hỗ trợ thực hiện bước đầu hơn 300 hộ, với hơn 100 hecta, tập trung tại các xã: Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Lợi A và An Thái Trung… nâng tổng diện tích bưởi lông Cổ Cò toàn huyện lên hơn 400 hecta.
Thời gian tới, Cái Bè tiếp tục triển khai các giải pháp để phát triển chuyên canh đối với loại cây này, thông qua chương trình hỗ trợ giống trên cơ sở vườn cây đầu dòng hiện có, để đạt diện tích 3.000 hecta vườn chuyên canh theo quy hoạch. Đồng thời, nhân rộng mô hình sản xuất đạt chứng nhận VietGAP và GlobalGAP.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè, bưởi lông Cổ Cò có nguồn gốc từ một cây bưởi hiếm được trồng sau nhà ông Cai Huỳnh - một điền chủ ở rạch Cổ Cò (thuộc địa phận 2 ấp Đông Thạnh và An Lạc - nay thuộc xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè).
Tên “bưởi lông” là do mọi người thấy bên ngoài trái bưởi có lớp lông tơ bao phủ mịn màng. Trái có dạng hình quả lê, nặng trung bình 0,9 - 1,4 kg/trái; khi chín vỏ có màu xanh vàng dễ lột và khá mỏng (13 - 16 mm); ruột hồng nhạt; nước khá nhiều, vị ngọt đến chua nhẹ, mùi thơm và ít hạt.
Là 1 trong 3 giống bưởi có diện tích và sản lượng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, bưởi lông Cổ Cò được trồng từ lâu đời với diện tích khá lớn ở huyện Cái Bè. Tuy vậy, để đặc sản trái cây này thực sự có thị trường ổn định trong nước lẫn xuất khẩu đòi hỏi cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong quy trình sản xuất, nhất là vùng nguyên liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global GAP…
Nông dân Cái Bè chăm sóc vườn bưởi lông Cổ Cò. |
Thời gian tới, Cái Bè tiếp tục triển khai các giải pháp để phát triển chuyên canh đối với loại cây này, thông qua chương trình hỗ trợ giống trên cơ sở vườn cây đầu dòng hiện có, để đạt diện tích 3.000 hecta vườn chuyên canh theo quy hoạch. Đồng thời, nhân rộng mô hình sản xuất đạt chứng nhận VietGAP và GlobalGAP.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè, bưởi lông Cổ Cò có nguồn gốc từ một cây bưởi hiếm được trồng sau nhà ông Cai Huỳnh - một điền chủ ở rạch Cổ Cò (thuộc địa phận 2 ấp Đông Thạnh và An Lạc - nay thuộc xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè).
Bưởi lông Cổ Cò là bưởi đặc sản của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. |
Là 1 trong 3 giống bưởi có diện tích và sản lượng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, bưởi lông Cổ Cò được trồng từ lâu đời với diện tích khá lớn ở huyện Cái Bè. Tuy vậy, để đặc sản trái cây này thực sự có thị trường ổn định trong nước lẫn xuất khẩu đòi hỏi cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong quy trình sản xuất, nhất là vùng nguyên liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global GAP…
0 nhận xét: