Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Vườn nhãn Ido trên đất phèn Tân Tuyến

Ít ai nghĩ rằng, trên vùng đất phèn Tân Tuyến (Tri Tôn) lại có thể phát triển được những vườn nhãn Ido xanh um, trĩu quả. Nhờ tinh thần cầu thị học tập, khắc phục khó khăn của nông dân (ND) nơi đây, những vườn nhãn đang được mở rộng dần, mang về mức thu nhập 150 triệu đồng/ha, ổn định hơn nhiều mô hình kinh tế khác.
Trái cây An Giang, Đặc sản An Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, nhãn ido, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Tân Tuyến, nhãn Tri Tôn, nhãn An Giang, nhãn VietGAP, trồng nhãn
Giống nhãn Ido rất hợp với thổ nhưỡng vùng đất nơi đây.

Không ngại thay đổi


Dù đã bước qua tuổi lục tuần nhưng nhà nông Nguyễn Thành An (thường gọi Hai Tân, ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến) vẫn là một trong những người tiên phong tìm kiếm những mô hình nông nghiệp mới, hiệu quả. Ông từng được phong danh hiệu “Vua dưa hấu” khi trên vùng đất phèn Tân Tuyến, ai ai cũng trồng lúa nhưng ông lại trồng dưa hấu và thắng lớn. Khi dưa hấu không còn “ngon ăn”, ông lại chuyển sang trồng lúa Nhật, lúa sạch theo hướng liên kết.

Cách nay khoảng 5 năm, có dịp đi Vĩnh Long tham quan vườn nhãn Ido, Hai Tân mua 100 cây giống về trồng thử. Thấy cây phát triển tốt, cho trái ngon, ông quyết định chiết cành nhân giống, phát triển vườn nhãn rộng 2ha. Vụ nhãn năm trước, thương lái vào tận vườn thu mua với giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận hơn 150 triệu đồng/ha.

Là một nông dân nhanh nhạy thay đổi, Hai Tân quyết định mở rộng vườn nhãn Ido lên 5ha, khuyến khích người con rể đầu tư thêm 2ha. Những người hàng xóm ở ấp Tân Lợi thấy ông trồng nhãn có hiệu quả, cũng học hỏi kỹ thuật làm theo, Hai Tân sẵn sàng chỉ dẫn. Thế là dọc tuyến đường kênh 10 (hướng từ trung tâm xã Tân Tuyến xuống huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), những vườn nhãn Ido mọc lên xanh um. Có thể kể đến vườn nhãn rộng 8 công tầm cắt (hơn 1ha) của chú Tư Thành, 3 công tầm cắt (0,4ha) của các chú: Chín Dừa, Tư Thức…
Trái cây An Giang, Đặc sản An Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, nhãn ido, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Tân Tuyến, nhãn Tri Tôn, nhãn An Giang, nhãn VietGAP, trồng nhãn
Nhãn Ido cho năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt. 
Lên vườn nhãn đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn nên nhiều nông dân còn ngán ngại. Trong đó chi phí lên bờ khoảng 4 triệu đồng/công, đi đường ống tưới tự động 5 triệu đồng/công. Đối với cây giống, nếu mua ở Vĩnh Long là 35.000 đồng/cây. Hiện nay, vườn nhãn chú Hai Tân thực hiện chiết cành nhiều, sang lại cây giống cho nông dân nơi đây với giá bình quân 25.000 đồng/cây. Mỗi công tầm cắt, trồng khoảng 27 cây là vừa. Như vậy, cộng với tiền giống, chi phí ban đầu cho vườn nhãn khoảng 10 triệu đồng/công” - anh Đặng Văn Lan, người cháu phụ giúp chăm sóc vườn nhãn cho chú Hai Tân, chia sẻ.


Loại trái cây an toàn


Không như nhiều loại cây ăn trái khác, nhãn Ido được biết đến là loại trái cây an toàn bởi có khả năng kháng bệnh đặc biệt, không bị bệnh chuỗi rồng, không rụng trái non nên nông dân hầu như không phun bất kỳ loại thuốc hóa học nào lên trái.

Khi muốn thu hoạch trái thời điểm nào thì trước đó khoảng 6-7 tháng, xử lý cho nhãn ra bông. Đầu tiên là rải Clorat đều dưới tán lá, sau đó phun thuốc tạo mầm. Từ thời điểm bông cái nở đến trái chín là 6 tháng. Mỗi chùm có thể cho đến 200 trái nhưng đối với cây tơ (2-3 năm tuổi) chỉ nên chừa lại 30 trái, cây già hơn, đủ sức nuôi thì mới chừa nhiều hơn. Giai đoạn cây mới trổ bông, nếu phát hiện có sâu thì phun thuốc trừ sâu để sâu không cắn bông non, ảnh hưởng đến năng suất. Từ đó đến khi thu hoạch, không cần phun thêm thuốc gì nữa” - anh Lan không chỉ “bí quyết”.

Với việc chừa lại số lượng trái phù hợp, mỗi cây nhãn tơ có thể cho 15 - 20kg trái. Với nhãn từ 4 năm tuổi trở lên, có thể cho thu hoạch 40 – 60kg/cây. Dù mỗi năm chỉ cho thu hoạch 1 mùa nhưng nhờ năng suất cao, giá bán tốt, nông dân thu lợi nhuận hơn 150 triệu đồng/ha. Khi cây càng lớn, năng suất càng cao, trong khi vốn đầu tư giảm xuống, lợi nhuận sẽ cao hơn. “Đối với nhãn Ido, vị trí vỏ tiếp xúc với cuống hơi lõm xuống, trái nhãn có cơm dày, hạt nhỏ nhưng cơm nhãn khô, khi bóc vỏ không chảy nước như một số giống nhãn khác. Nhờ phẩm chất thơm ngon nên nhãn Ido rất được thị trường ưa chuộng” - anh Lan nhấn mạnh.
Trái cây An Giang, Đặc sản An Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, nhãn ido, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Tân Tuyến, nhãn Tri Tôn, nhãn An Giang, nhãn VietGAP, trồng nhãn
Nhờ phẩm chất thơm ngon nên nhãn Ido rất được thị trường ưa chuộng.
Để khắc phục yếu tố phèn ở vùng Tân Tuyến, sau khi lên liếp, nông dân nơi đây đã bón vôi lắng phèn, sau đó rải lân rồi mới xuống giống. Nhãn sau khi chiết cành được cho vào bầu, ủ kín trong vèo hơn 1 tháng. Bầu nhãn được trộn xơ dừa, phân dơi cùng thuốc dưỡng rễ nên có thể sống tốt sau khi đặt xuống đất. “Khi cây lớn, tiếp tục rải vôi lên mặt bờ để dằn phèn. Cứ như vậy là cây phát triển tốt” - anh Lan nói thêm. Một lưu ý khác mà người chăm sóc vườn nhãn này chia sẻ là nên trồng nhãn cây cách cây từ 10 - 12m để tán lá không chồng lên nhau, phần mặt đất từ tán lá vào đến gốc phải trống trải để rải Clorat được đều, xử lý ra bông hiệu quả…

Bí thư Đảng ủy xã Tân Tuyến Đỗ Thanh Tùng cho biết, trong diện tích 67ha trồng cây ăn trái trên địa bàn, đã phát triển được 20ha nhãn Ido. nông dân trong xã đang tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng loại nhãn này. Xã Tân Tuyến cũng đã quy hoạch khu vực tập trung trồng cây ăn trái 1.000ha nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: