Thời tiết thuận lợi cùng với việc áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm thâm canh của nông dân, năm nay cây nhãn đạt tỷ lệ đậu quả cao hơn so với nhiều năm. Theo nhận định của ngành chuyên môn và các chủ vườn, từ nay đến cuối vụ, thời tiết mưa thuận gió hòa, Hưng Yên sẽ có một mùa nhãn bội thu.
Đến thăm vùng trồng nhãn ở các xã: Hồng Nam, Quảng Châu, Phương Chiểu, Tân Hưng… (thành phố Hưng Yên), thời điểm này nhãn đang trong giai đoạn phát triển quả.
Gia đình ông Trịnh Văn Bốn ở thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) trồng 1,5 mẫu nhãn các loại, chủ yếu là nhãn hương chi. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên vườn nhãn nhà ông Bốn sai hoa, đậu quả. Dù đã tỉa bớt quả non nhưng những chùm nhãn vẫn sai quả trĩu trịt.
Ông Bốn phấn khởi cho biết: “Năm nay, thời tiết thuận lợi nên vườn nhãn của nhà tôi cây nào cũng ra hoa, tỷ lệ đậu quả cao. Năm ngoái, tôi thu trên 11 tấn nhãn thì năm nay, sản lượng có thể đạt 15 tấn”.
Năm nay, không chỉ ông Bốn mà tất cả các thành viên trong Hợp tác xã nhãn lồng xã Hồng Nam đều phấn khởi khi nhãn sai quả, năng suất dự kiến tăng cao.
Ông Trịnh Văn Thinh, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam cho biết: “Hợp tác xã hiện duy trì trên 10ha trồng nhãn các loại, trong đó chủ yếu là giống nhãn Hương Chi, đường phèn, siêu ngọt… Năm nay là năm được mùa đối với tất cả các dòng nhãn, từ chiết, ghép, nhãn cây. Nếu thời tiết thuận lợi từ nay đến lúc thu hoạch, dự kiến sản lượng nhãn sẽ tăng từ 20 – 30% so với năm trước”.
Theo thống kê của các địa phương, đến nay, toàn tỉnh trồng hơn 3.000 ha nhãn, chủ yếu ở các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên.
Những ngày này gia đình chị Nguyễn Thị Ngà, một hộ dân trồng nhãn ở thôn Thượng, xã An Vĩ (Khoái Châu) luôn bận rộn với công việc chăm sóc cho diện tích nhãn của gia đình.
Chị Ngà cho biết: Hiện gia đình tôi có khoảng 7 sào trồng nhãn, giống nhãn Miền Thiết. Năm nay thời tiết rất thuận lợi cho cây nhãn ra hoa, đậu quả, không cần phải xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật nhiều, việc chăm sóc cũng đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, muốn cho nhãn xanh tốt, khỏe mạnh thì người trồng phải biết thâm canh, kết hợp những kinh nghiệm hay với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn.
Huyện Khoái Châu hiện có khoảng 1.500 ha trồng nhãn với các giống chủ yếu như: nhãn Miền Thiết (chiếm trên 80%), nhãn T1, T2, T6, nhãn siêu ngọt… Thời điểm này, các diện tích nhãn đang trong giai đoạn quả non và phát triển quả.
Để giúp người dân được tiếp cận các biện pháp kỹ thuật chăm sóc quả non, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGap; hướng dẫn nông dân bón phân bảo đảm phân hữu cơ và vô cơ được cân bằng các chất dinh dưỡng; nghiêm ngặt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng), không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm và phải bảo đảm cách ly sản phẩm 21 ngày trước thu hoạch.
Ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu cho biết: “Theo dự kiến, năm 2018 là năm nhãn được mùa, sản lượng nhãn quả của huyện Khoái Châu ước tăng từ 1,5 - 2 lần so với năm 2017. Để phát triển thương hiệu nhãn Khoái Châu, chúng tôi đã hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác, áp dụng các tiến bộ của khoa học vào canh tác, giúp nâng cao hơn nữa chất lượng quả nhãn, tăng khả năng cạnh tranh và đem lại doanh thu cao”.
Hiện nay huyện Khoái Châu đang phát triển mô hình trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap với tổng diện tích nhãn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn là trên 20ha. Phấn đấu từ nay đến trước vụ thu hoạch nhãn sẽ có thêm trên 200ha nhãn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
Hiện nay, các vườn nhãn trên địa bàn tỉnh đang ở giai đoạn phát triển quả non, dự kiến tháng 7 bắt đầu cho thu hoạch nhãn trà sớm.
Đồng thời, để nâng cao giá trị cho cây nhãn, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng, triển khai thực hiện một số mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nhằm giúp nông dân ứng dụng rộng rãi vào các khâu sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương cần duy trì các vùng nhãn VietGap đã được thực hiện từ những năm trước, đồng thời mở rộng thêm diện tích mới; chủ động liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân…
Theo dự báo từ nay đến cuối vụ, thời tiết mưa thuận gió hòa, Hưng Yên sẽ có một mùa nhãn bội thu. |
Hứa hẹn bội thu
Đến thăm vùng trồng nhãn ở các xã: Hồng Nam, Quảng Châu, Phương Chiểu, Tân Hưng… (thành phố Hưng Yên), thời điểm này nhãn đang trong giai đoạn phát triển quả.
Gia đình ông Trịnh Văn Bốn ở thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) trồng 1,5 mẫu nhãn các loại, chủ yếu là nhãn hương chi. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên vườn nhãn nhà ông Bốn sai hoa, đậu quả. Dù đã tỉa bớt quả non nhưng những chùm nhãn vẫn sai quả trĩu trịt.
Ông Bốn phấn khởi cho biết: “Năm nay, thời tiết thuận lợi nên vườn nhãn của nhà tôi cây nào cũng ra hoa, tỷ lệ đậu quả cao. Năm ngoái, tôi thu trên 11 tấn nhãn thì năm nay, sản lượng có thể đạt 15 tấn”.
Năm nay, không chỉ ông Bốn mà tất cả các thành viên trong Hợp tác xã nhãn lồng xã Hồng Nam đều phấn khởi khi nhãn sai quả, năng suất dự kiến tăng cao.
Làng trồng nhãn xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên là “thủ phủ” của vùng đất nhãn Hưng Yên. |
Theo thống kê của các địa phương, đến nay, toàn tỉnh trồng hơn 3.000 ha nhãn, chủ yếu ở các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên.
Mở rộng diện tích nhãn sạch
Những ngày này gia đình chị Nguyễn Thị Ngà, một hộ dân trồng nhãn ở thôn Thượng, xã An Vĩ (Khoái Châu) luôn bận rộn với công việc chăm sóc cho diện tích nhãn của gia đình.
Chị Ngà cho biết: Hiện gia đình tôi có khoảng 7 sào trồng nhãn, giống nhãn Miền Thiết. Năm nay thời tiết rất thuận lợi cho cây nhãn ra hoa, đậu quả, không cần phải xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật nhiều, việc chăm sóc cũng đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, muốn cho nhãn xanh tốt, khỏe mạnh thì người trồng phải biết thâm canh, kết hợp những kinh nghiệm hay với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn.
Huyện Khoái Châu hiện có khoảng 1.500 ha trồng nhãn với các giống chủ yếu như: nhãn Miền Thiết (chiếm trên 80%), nhãn T1, T2, T6, nhãn siêu ngọt… Thời điểm này, các diện tích nhãn đang trong giai đoạn quả non và phát triển quả.
Để giúp người dân được tiếp cận các biện pháp kỹ thuật chăm sóc quả non, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGap; hướng dẫn nông dân bón phân bảo đảm phân hữu cơ và vô cơ được cân bằng các chất dinh dưỡng; nghiêm ngặt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng), không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm và phải bảo đảm cách ly sản phẩm 21 ngày trước thu hoạch.
Vườn nhãn VietGap của anh Nguyễn Văn Thế xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu. |
Hiện nay huyện Khoái Châu đang phát triển mô hình trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGap với tổng diện tích nhãn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn là trên 20ha. Phấn đấu từ nay đến trước vụ thu hoạch nhãn sẽ có thêm trên 200ha nhãn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.
Hiện nay, các vườn nhãn trên địa bàn tỉnh đang ở giai đoạn phát triển quả non, dự kiến tháng 7 bắt đầu cho thu hoạch nhãn trà sớm.
Đồng thời, để nâng cao giá trị cho cây nhãn, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng, triển khai thực hiện một số mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nhằm giúp nông dân ứng dụng rộng rãi vào các khâu sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương cần duy trì các vùng nhãn VietGap đã được thực hiện từ những năm trước, đồng thời mở rộng thêm diện tích mới; chủ động liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân…
0 nhận xét: