Những ngày này, bà con nông dân xã Như Cố (Chợ Mới) đang tập trung thu hoạch quả dưa lê. Nhiều năm nay nhờ cây trồng này mà người dân đã có thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Cây dưa lê được đưa vào canh tác tại địa phương từ hàng chục năm nay, loại cây trồng này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây nên năng suất, chất lượng đạt cao. Mới đầu cây dưa lê chỉ trồng tại thôn Khuân Bang thì đến nay đã được phát triển rộng ra một số thôn trên địa bàn xã như Nà Tào, Nà Chào, Khuổi Chủ, hiện toàn xã có gần 10ha trồng dưa lê.
Khuân Bang là thôn đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điển hình là việc đưa cây dưa lê vào trồng trên đất ruộng. Nhiều năm nay, nhờ cây trồng này mà người dân trong thôn đã có thu nhập cao, không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Đường vào thôn Khuân Bang được bê tông hoá khang trang, nhiều ngôi nhà được xây mới mọc lên, hai bên đường là những ruộng dưa lê đang bước vào vụ thu hoạch, nông thôn mới đã hiện hữu trên vùng đất này.
Ông Vũ Sơn Hà, Trưởng thôn Khuân Bang cho biết: Nhiều năm nay, Khuân Bang luôn là thôn đi đầu trong thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay 50% hộ gia đình trong thôn tham gia trồng dưa lê, hộ nhiều nhất cũng sở hữu 3.500m2, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ. Sản lượng dưa của thôn Khuân Bang đạt khoảng 60 tấn/năm, đã mang lại nguồn thu nhập khá cho hàng chục hộ dân trong thôn.
Mặc dù trong quá trình canh tác gặp phải không ít khó khăn về sâu bệnh, thời tiết, thế nhưng bà con nhân dân thôn Khuân Bang vẫn duy trì, gắn bó với cây dưa từ hơn chục năm qua. Đến nay diện tích trồng cây dưa lê ở Khuân Bang là 4ha, nhiều gia đình sở hữ từ 2.000m2 đến 3000m2, thu nhập 40 đến 50 triệu đồng mỗi vụ.
Theo kinh nghiệm của người dân “nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” vì vậy sau khi thu hoạch xong lúa mùa là nhân dân trong thôn bắt tay vào làm đất để trồng dưa lê. Bởi dưa lê là loại cây dễ trồng, chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt rất tốt, trời càng nắng càng cho nhiều quả ngọt.
Mặc dù mới vào vụ thu hoạch được vài ngày nhưng gia đình chị Lường Thị Oanh, thôn Khuân Bang đã xuất bán ra thị trường khoảng 4 tạ dưa với giá bình quân 22.000đ/kg, thu về gần 10 triệu đồng. Việc tiêu thụ quả dưa lê rất thuận lợi nên thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
Năm nay ngoài việc bán cho các tư thương, hay bán lẻ ngoài chợ, việc tiêu thụ quả dưa lê trên địa bàn xã Như Cố khá thuận lợi do có Hợp tác xã nông nghiệp Thanh niên Như Cố đứng ra thu mua sản phẩm quả dưa cho nhân dân, đặc biệt là các hộ nằm trong tổ hợp tác trồng dưa lê. Có mặt tại điểm thu mua của Hợp tác xã thanh niên Như Cố chúng tôi chứng kiến rất đông người dân vận chuyển dưa lê đến bán cho HTX, ai nấy cũng đều phấn khởi vì dưa lê năm nay được giá. Dưa chín rộ vào đúng thời điểm nắng nóng nên quả rất ngọt, được nhiều người tiêu dùng đặt mua.
Chị Lường Thị Chuyên, thôn Nà Roòng cho biết: Vụ dưa năm nay năng suất đạt cao, ước vụ này gia đình chị thu về khoảng hơn 1 tấn quả, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/vụ. Trong khi đó cây dưa lê chỉ mất từ 2 đến 3 tháng là cho hoạch, hiệu quả cao gấp nhiều lần trồng lúa, ngô. Hơn nữa năm nay có HTX đứng ra thu mua sản phẩm quả dưa cho bà con nên việc tiêu thụ thuận lợi.
Được biết, chỉ mới một tuần nay HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố đã thu mua được hơn 6 tấn quả dưa lê cho nhân dân trong xã với giá 22.000đ đến 25.000đ/kg. HTX chỉ lựa chọn mua dưa của những hộ gia đình chăm sóc tốt, chất lượng đáp ứng yêu cầu và ưu tiên những hộ là thành viên của tổ hợp tác trồng dưa lê trên địa bàn xã. Sau khi thu mua quả dưa lê trong nhân dân, các thành viên của Hợp tác xã nông nghiệp thanh niên Như Cố đã tiến hành dán tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc và đóng gói theo từng đơn đặt hàng. Chị Lường Thị Ngoan, thành viên HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố cho biết: Hiện nay chị phụ trách thu mua quả dưa lê tại thôn Khuân Bang, nhiều ngày nay chị có mặt tại ruộng của các hộ gia đình để lựa chọn những quả dưa đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một ngày chị thu mua được khoảng 3 tạ quả mà vẫn không đủ để cung cấp cho khách hàng.
Hiện sản phẩm quả dưa lê Như Cố đã được xuất bán đi thị trường thành phố Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn và các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam. Các đơn hàng vẫn liên tục được gọi tới HTX để đặt mua dưa, lượng dưa còn không đủ cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.
Đồng chí Mai Xuân Huấn, Chủ tịch UBND xã Như Cố cho biết: Cây dưa lê là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, trở thành cây trồng hàng hoá đem lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu bảo đảm đầu ra được duy trì ổn định như hiện nay thì cây dưa lê sẽ góp phần không nhỏ giúp bà con nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Vì vậy địa phương cũng đã tuyên truyền, vận động bà con nhân dân cần tập trung chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Nông dân thôn Khuân Bang thu hoạch quả dưa lê. |
Khuân Bang là thôn đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điển hình là việc đưa cây dưa lê vào trồng trên đất ruộng. Nhiều năm nay, nhờ cây trồng này mà người dân trong thôn đã có thu nhập cao, không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Đường vào thôn Khuân Bang được bê tông hoá khang trang, nhiều ngôi nhà được xây mới mọc lên, hai bên đường là những ruộng dưa lê đang bước vào vụ thu hoạch, nông thôn mới đã hiện hữu trên vùng đất này.
Ông Vũ Sơn Hà, Trưởng thôn Khuân Bang cho biết: Nhiều năm nay, Khuân Bang luôn là thôn đi đầu trong thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay 50% hộ gia đình trong thôn tham gia trồng dưa lê, hộ nhiều nhất cũng sở hữu 3.500m2, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ. Sản lượng dưa của thôn Khuân Bang đạt khoảng 60 tấn/năm, đã mang lại nguồn thu nhập khá cho hàng chục hộ dân trong thôn.
Mặc dù trong quá trình canh tác gặp phải không ít khó khăn về sâu bệnh, thời tiết, thế nhưng bà con nhân dân thôn Khuân Bang vẫn duy trì, gắn bó với cây dưa từ hơn chục năm qua. Đến nay diện tích trồng cây dưa lê ở Khuân Bang là 4ha, nhiều gia đình sở hữ từ 2.000m2 đến 3000m2, thu nhập 40 đến 50 triệu đồng mỗi vụ.
HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố thu mua sản phẩm quả dưa lê cho nhân dân. |
Mặc dù mới vào vụ thu hoạch được vài ngày nhưng gia đình chị Lường Thị Oanh, thôn Khuân Bang đã xuất bán ra thị trường khoảng 4 tạ dưa với giá bình quân 22.000đ/kg, thu về gần 10 triệu đồng. Việc tiêu thụ quả dưa lê rất thuận lợi nên thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
Năm nay ngoài việc bán cho các tư thương, hay bán lẻ ngoài chợ, việc tiêu thụ quả dưa lê trên địa bàn xã Như Cố khá thuận lợi do có Hợp tác xã nông nghiệp Thanh niên Như Cố đứng ra thu mua sản phẩm quả dưa cho nhân dân, đặc biệt là các hộ nằm trong tổ hợp tác trồng dưa lê. Có mặt tại điểm thu mua của Hợp tác xã thanh niên Như Cố chúng tôi chứng kiến rất đông người dân vận chuyển dưa lê đến bán cho HTX, ai nấy cũng đều phấn khởi vì dưa lê năm nay được giá. Dưa chín rộ vào đúng thời điểm nắng nóng nên quả rất ngọt, được nhiều người tiêu dùng đặt mua.
Dưa lê là cây trồng đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân thôn Khuân Bang. |
Được biết, chỉ mới một tuần nay HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố đã thu mua được hơn 6 tấn quả dưa lê cho nhân dân trong xã với giá 22.000đ đến 25.000đ/kg. HTX chỉ lựa chọn mua dưa của những hộ gia đình chăm sóc tốt, chất lượng đáp ứng yêu cầu và ưu tiên những hộ là thành viên của tổ hợp tác trồng dưa lê trên địa bàn xã. Sau khi thu mua quả dưa lê trong nhân dân, các thành viên của Hợp tác xã nông nghiệp thanh niên Như Cố đã tiến hành dán tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc và đóng gói theo từng đơn đặt hàng. Chị Lường Thị Ngoan, thành viên HTX nông nghiệp thanh niên Như Cố cho biết: Hiện nay chị phụ trách thu mua quả dưa lê tại thôn Khuân Bang, nhiều ngày nay chị có mặt tại ruộng của các hộ gia đình để lựa chọn những quả dưa đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một ngày chị thu mua được khoảng 3 tạ quả mà vẫn không đủ để cung cấp cho khách hàng.
Hiện sản phẩm quả dưa lê Như Cố đã được xuất bán đi thị trường thành phố Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn và các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam. Các đơn hàng vẫn liên tục được gọi tới HTX để đặt mua dưa, lượng dưa còn không đủ cung cấp theo yêu cầu của khách hàng.
Đồng chí Mai Xuân Huấn, Chủ tịch UBND xã Như Cố cho biết: Cây dưa lê là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, trở thành cây trồng hàng hoá đem lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu bảo đảm đầu ra được duy trì ổn định như hiện nay thì cây dưa lê sẽ góp phần không nhỏ giúp bà con nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Vì vậy địa phương cũng đã tuyên truyền, vận động bà con nhân dân cần tập trung chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
0 nhận xét: