Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Vân Đồn tiếp tục tăng diện tích trồng cam

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam tập trung huyện Vân Đồn, diện tích quy hoạch vùng sản xuất cam tập trung đến năm 2020 tăng từ 300ha lên 1.034ha. 
Trái cây Quảng Ninh, đặc sản Quảng Ninh, trái cây đất mỏ, cam Bản Sen, cam Vạn Yên, cam Đài Xuyên, cam Đoàn Kết, cam Vân Đồn, cam Quảng Ninh, cam đất mỏ, cam vietGAP, trồng cam
Tổng diện tích trồng cam trên toàn huyện Vân Đồn hiện ước đạt 310ha.
Mục tiêu là hình thành được các vùng sản xuất cam an toàn quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước đưa nghề sản xuất cam tại các vùng quy hoạch trở thành nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Tổng diện tích trồng cam trên toàn huyện Vân Đồn hiện ước đạt 350ha, đạt 30% so với dự án quy hoạch vùng sản xuất cam tập trung trên địa bàn huyện đến năm 2020. Trong đó 40% diện tích (khoảng 120ha) đang cho thu hoạch. Tổng số hộ dân đang tham gia trồng cam trên địa bàn huyện khoảng 430 hộ.

Diện tích cam phân bố ở các xã: Bản Sen 70ha; Vạn Yên 148ha; Đài Xuyên 20,5ha; Đoàn Kết 55,5ha. Dự kiến đến hết năm 2018, diện tích trồng mới tăng thêm khoảng 100ha (trong đó diện tích cam thuộc dự án do Sở NN&PTNT triển khai trên địa bàn là 50ha, diện tích cam do người dân đề nghị hỗ trợ sau đầu tư là 30ha). Nâng tổng diện tích cam trồng trên toàn huyện ước đạt 390ha. Cam Vân Đồn được đánh giá là hợp thổ nhưỡng, khí hậu, cho năng suất và hiệu quả cao.
Trái cây Quảng Ninh, đặc sản Quảng Ninh, trái cây đất mỏ, cam Bản Sen, cam Vạn Yên, cam Đài Xuyên, cam Đoàn Kết, cam Vân Đồn, cam Quảng Ninh, cam đất mỏ, cam vietGAP, trồng cam
Tổng giá trị thu được từ cây cam đạt khoảng 70 tỷ đồng/năm.
HTX Nông trang Vạn Yên và HTX 10/10 đã hoạt động được hơn năm và hiện là 2 đơn vị sản xuất cam lớn của huyện Vân Đồn. Trong đó, HTX Nông trang Vạn Yên có 23 hội viên, diện tích sản xuất 50ha; HTX 10/10 có 12 xã viên, diện tích sản xuất 40ha. Sản lượng cam thu hoạch tại 2 HTX mỗi năm đạt gần 100 tấn. Đến nay đã có 2 HTX đang hoạt động, phát triển và mở rộng sản xuất trồng cam. Anh Dương Văn Hậu - Giám đốc HTX Nông trang Vạn Yên chia sẻ: "Cam là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu ở địa phương. Khi tham gia vào HTX, chúng tôi thường xuyên hỗ trợ nhau những ứng dụng khoa học kĩ thuật cho cam phát triển tốt".

Với giá thu mua trên thị trường hiện nay từ 30.000 - 40.000 đồng/kg thì tổng giá trị thu được từ cây cam đạt khoảng 70 tỷ đồng/năm. Từ những ưu điểm của cây cam trên đất Vân Đồn cũng như để phát huy giá trị loại cây trồng này, huyện đã xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam tập trung đến năm 2020, tầm nhìn 2030.  Đến năm 2020, theo quy hoạch, tổng diện tích trồng cam của huyện đạt 1.034ha, trong đó diện tích cam trồng tập trung là 809ha, ở 8 vùng, tập trung tại 4 xã Vạn Yên, Bản Sen, Đài Xuyên và Đoàn Kết. Năng suất bình quân khoảng 12 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 12-13 nghìn tấn/năm. 

Dự kiến đến năm 2020 sản phẩm thu hoạch được khoảng 500-800 tấn/năm với doanh thu 30-50 tỷ đồng. Lợi nhuận cao, trong khi không quá vất vả để chăm sóc mà chủ yếu lưu ý đến kỹ thuật trồng cam, giống và phân bón.

Huyện Vân Đồn cũng phấn đấu 40% sản lượng cam được quản lý theo chuỗi khép kín từ khâu sản xuất tiêu thụ sản phẩm, từng bước tạo dựng thương hiệu cam an toàn và mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận; 100% diện tích sản xuất cam của vùng quy hoạch đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu và một phần diện tích được chứng nhận đáp ứng theo VietGAP.
Trái cây Quảng Ninh, đặc sản Quảng Ninh, trái cây đất mỏ, cam Bản Sen, cam Vạn Yên, cam Đài Xuyên, cam Đoàn Kết, cam Vân Đồn, cam Quảng Ninh, cam đất mỏ, cam vietGAP, trồng cam
Thành viên HTX Nông trang Vạn Yên thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Ông Tô Văn Hải - Phó chủ tịch UBND huyện Vân Đồn khẳng định: "Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát triển cây cam. Cây cam là loại cây rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của Vân Đồn, cũng là sản phẩm chủ lực của Vân Đồn, của tỉnh. Tạo nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Sản phẩm cam Vân Đồn cũng có nhiều đặc thù, riêng biệt đã được tham gia các chương trình OCOP của tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở  đã quy hoạch vùng cam tập trung trên địa bàn, thời gian tới chúng tôi tập trung triển khai hình thành được các vùng sản xuất cam an toàn quy mô lớn đang hướng dẫn người dân sản xuất theo quy trình Vietgap và tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất nâng cao năng suất và giữ vững thương hiệu".

Nhằm quảng bá thương hiệu cam Vân Đồn, huyện Vân Đồn cũng đã xây dựng website, tuyên truyền sản phẩm cam Vân Đồn trên các phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, logo và tham gia liên kết, tiêu thụ sản phẩm…Đây được đánh giá là một bước đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp của Vân Đồn.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: