Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Trồng cây sầu riêng trên đất cù lao Chợ Mới

Sầu riêng là cây trồng không mới, nhưng khá “xa lạ” với vùng đất cù lao Chợ Mới. Để tạo ra sản phẩm khác biệt, ông Võ Văn Em (xã Long Kiến, Chợ Mới) đã quyết định trồng cây sầu riêng thay vì những cây trồng quen thuộc ở địa phương như: xoài, cóc... Tuy đây là bước đi mạo hiểm, nhưng khi thành công hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
đặc sản An Giang, trái cây An Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, sầu riêng Monthong, sầu riêng Thái Lan, sầu riêng RI6, sầu riêng Long Kiến, sầu riêng Chợ Mới, sầu riêng An Giang, sầu riêng miền tây, trồng sầu riêng
Một số cây sầu riêng trong vườn của ông Em đã tự ra hoa và cho trái tự nhiên.
Đến nay, vườn sầu riêng rộng 9.000m2 của ông Em đã được 4 năm tuổi, với 135 gốc Mongthong và Ri6, giống lấy trực tiếp từ vùng cây giống Chợ Lách (Bến Tre). Theo ông Em, nếu giống tốt, được chăm sóc đầy đủ, đúng kỹ thuật, sau 3 năm, sầu riêng có thể cho trái, tuy nhiên, nếu muốn dưỡng cây lâu dài thì khoảng 4 năm tuổi mới đúng sức để sầu riêng cho trái. Vì muốn lấy ngắn nuôi dài, trong vườn sầu riêng, ông Em trồng xen canh thêm xoài Đài Loan, bưởi da xanh... thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Đến nay, sầu riêng đã đến lúc thu hoạch, nên sau khi thu hoạch xong đợt xoài này, ông Em chặt bỏ xoài để tạo điều kiện cho cây sầu riêng có không gian phát triển. Năm rồi, nhiều cây sầu riêng trong vườn của ông Em đã ra bông tự nhiên, đậu trái mà không cần thụ phấn. Tuy nhiên, vì muốn dưỡng cây, chờ đợt trái rộ vào năm sau, ông Em chủ động lặt bỏ bông. “Vì muốn xem thử chất lượng trái, mùi vị múi sầu riêng như thế nào, tôi giữ lại ít trái để kiểm tra. Lúc chín, mỗi trái dao động từ 2kg đến gần 4kg, bà con hàng xóm đánh giá rất tốt về mùi thơm, vị ngọt, béo của cơm, múi to, đều... không thua gì sầu riêng được trồng ở Bến Tre. Tôi rất vui vì đã lựa chọn đúng giống, cây sầu riêng coi như đã chịu thổ nhưỡng xứ mình...” - ông Em vui mừng cho biết. 

Bên cạnh những kinh nghiệm được truyền đạt từ người quen trồng sầu riêng ở Bến Tre, ông Em còn tự tìm sách, báo để tham khảo thêm kỹ thuật chăm sóc sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Khoảng giữa tháng 11 (âm lịch), ông Em sẽ thúc phân tạo mầm hoa, thời điểm đầu tháng Chạp tiến hành xịt cho sầu riêng ra hoa đồng loạt. Tùy theo giống mà dao động từ 90-105 ngày, sầu riêng sẽ cho thu hoạch. “Khoảng tháng 3, 4 (âm lịch) năm sau, vườn sầu riêng sẽ chín rộ. Sầu riêng mỗi năm chỉ cho 1 vụ trái, tuy nhiên giá trị kinh tế lại rất cao. Vụ thuận giá từ 35.000-40.000 đồng/kg, vụ nghịch từ 70.000-100.000 đồng/kg” - ông Em giải thích.

Trồng những loại cây ăn trái lâu năm như sầu riêng, nông dân cần lưu ý, phải quan sát xem cây có thân và tán như thế nào để xử lý số trái cho hợp lý, từ 20-50 trái/cây. Với số lượng trái như vậy, cây sẽ đủ sức nuôi dưỡng, trái thu hoạch sẽ đạt chất lượng tốt mà cây lại không bị mất sức, ảnh hưởng về lâu dài. “Không như xoài hay các loại cây trồng khác, sầu riêng khi bị mất sức, xuống cây là chết luôn, rất khó phục hồi lại như trước. Chính vì vậy, bà con phải chú ý cân đối số lượng trái trên cây, đừng ham trái nhiều mà bị thiệt. Qua 1 năm, cây lớn hơn và theo đó sẽ gia tăng số trái cho phù hợp” - ông Em nhấn mạnh.
đặc sản An Giang, trái cây An Giang, trái cây miệt vườn, trái cây miền Tây, sầu riêng Monthong, sầu riêng Thái Lan, sầu riêng RI6, sầu riêng Long Kiến, sầu riêng Chợ Mới, sầu riêng An Giang, sầu riêng miền tây, trồng sầu riêng
Đây là bước đi mạo hiểm, nhưng khi thành công hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Em, trồng sầu riêng không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc, bên cạnh đó phải luôn cập nhật những kiến thức mới trong trồng trọt. “6 tháng đầu tiên, phải hạn chế sử dụng nhóm phân đa lượng, lúc này cây sầu riêng chỉ hợp với nhóm phân vi lượng và hữu cơ. Kỹ thuật ra hoa lấy trái khó chứ không dễ, bà con phải để ý, vì dư phân hay thiếu nước trái sẽ bị rụng, không đạt năng suất...” - ông Em cho hay.

Đó là chưa kể đến việc muốn trái sầu riêng bán có giá, phải điều khiển cho cây ra trái nghịch vụ, đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi phải có nhiều kỹ thuật trong canh tác. “Lúc đó, cần trải bạt cao su ở gốc cho khô đất, trên xịt thuốc kích thích sầu riêng mới ra hoa. Chính vì vậy, khi trồng sầu riêng cần đắp mô đất cao, rộng, để đến lúc muốn khiển nghịch vụ cũng thuận tiện hơn” - ông Em cho biết thêm.

Nhận thấy tín hiệu khả quan từ cây sầu riêng, ông Em đã lên tiếp 3,5ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng. Trước đó, ông Em đã chuyển đổi 3,5ha sang trồng bưởi da xanh, mãng cầu... “Nhờ áp dụng kỹ thuật lên liếp, tạo mô cao cùng hệ thống mương thải phèn rất tốt, mong rằng vườn sầu riêng sẽ cho hiệu quả tốt, đóng góp vào sự phát triển của địa phương” - ông Em chia sẻ.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: