Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Món quà của trời ban trên đỉnh "bốn không"

Cứ độ tháng 9, những con đường vào bản Lùng Cúng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái lại trở nên đông vui hơn bởi từng đoàn xe lên thu mua táo mèo. 
Trái cây Yên Bái, Đặc sản Yên Bái, trái cây sạch, cây chua chát, cây gan, Lùng Cúng, tu zí, táo mèo, Táo mèo Yên Bái, táo mèo Mù Cang Chải, Táo gai, đào gai, trái sơn tra, trái cây rừng, trái dại, Sơn tra Yên Bái, Sơn tra Mù Cang Chải, trồng sơn tra
Mảnh đất không điện, không đường, không nước sạch, không sóng điện thoại, thời tiết khắc nghiệt.
Sống ở mảnh đất không điện, không đường, không nước sạch, không sóng điện thoại, thời tiết khắc nghiệt, không có cây nào có thể trụ nổi, người dân chỉ còn biết trông chờ vào cây táo mèo. Bởi vậy cây tu zí (hay còn gọi cây táo mèo, cây sơn tra) chính là món quà mà trời đất ban cho người Mông trên mảnh đất “4 không” này.

Với gần 3.000 gốc táo, có cây tuổi tính bằng người già, từ lâu Lùng Cúng được mệnh danh là “rốn” táo của tỉnh Yên Bái. Đời sống hơn 100 hộ dân ở Lùng Cúng được cải thiện, mỗi năm mỗi nhà thu nhập gần trăm triệu đồng.

Từ Quốc lộ 32, đoạn xã Tú Lệ rẽ vào khoảng 3km là tới trụ sở UBND xã Nậm Có. Từ đây, lên Lùng Cúng chỉ khoảng 25km nhưng những người đi xe máy giỏi như "những tay chở táo” cũng phải mất 3 giờ đồng hồ. Còn trời mưa, giờ đi còn phụ thuộc cả vào sự may mắn, nếu xe không chẳng may đứt xích, xích ốp lốp xe không bung ra... trên con đường trơn như đổ mỡ, dốc đứng, gồ ghề sống trâu.
Trái cây Yên Bái, Đặc sản Yên Bái, trái cây sạch, cây chua chát, cây gan, Lùng Cúng, tu zí, táo mèo, Táo mèo Yên Bái, táo mèo Mù Cang Chải, Táo gai, đào gai, trái sơn tra, trái cây rừng, trái dại, Sơn tra Yên Bái, Sơn tra Mù Cang Chải, trồng sơn tra
Phải mất rất nhiều công sức để chở 1 chuyến táo xuống núi.
Theo ông Thào Xú Rùa (bản Lùng Cúng), táo trên rừng có cả trăm cây hơn tuổi người già nhất bản. Cây càng già, quả càng ngọt. Ông bảo, nghe người trước kể lại, cây này trước đây Lùng Cúng không có. Một lần người trong bản sang Mường La (Sơn La) chơi, thấy cây gì có quả chua chua, chát chát nhưng lại có dự vị ngọt, thơm nên lấy mấy cây về trồng. Dần dần, cây sơn tra mọc thành rừng.

Một, hai năm trở lại đây cây táo mèo mới có giá. Từ khi Đảng, Nhà nước có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, với vùng cao không có cây gì để phát triển kinh tế ngoài cây táo mèo. Thứ cây cho người dân thu nhập mỗi năm 70-80 triệu đồng”, ông Rùa cho hay.

Từ tháng Hai cây bắt đầu ra hoa, trắng li ti như hoa mơ, bung trắng một dải từ Phình Ngài tới Lùng Cúng. Tháng Năm, tháng Sáu táo đã lúc lỉu trên cành. Đến tháng Chín, tháng Mười thì cả Lùng Cúng thơm lừng mùi táo chín, người ra kẻ vào mua bán tấp nập hơn.
Trái cây Yên Bái, Đặc sản Yên Bái, trái cây sạch, cây chua chát, cây gan, Lùng Cúng, tu zí, táo mèo, Táo mèo Yên Bái, táo mèo Mù Cang Chải, Táo gai, đào gai, trái sơn tra, trái cây rừng, trái dại, Sơn tra Yên Bái, Sơn tra Mù Cang Chải, trồng sơn tra
Những cây táo mèo đúng vụ đang chín rộ. 
Mùa táo năm nay, anh Chang A Trừ có gần 300 gốc táo trong độ thu hoạch. Dự kiến sẽ thu về khoảng 3-4 tấn táo. Táo ngon nếu thương lái lên mua tận nơi, giá dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg, còn tự chở xuống sẽ có giá khoảng 16.000 đồng/kg.

Anh Trừ cho biết, đường xá đi lại khó khăn lắm nên mỗi ngày anh chỉ chở được 1 chuyến (70-80kg) xuống bán dưới Tú Lệ. Mỗi chuyến táo thu hơn 1.000.000 đồng. Táo đầu vụ là thế nhưng khi táo vào vụ chín rộ, phải bán nhanh nên lúc đó thường bán cho người đi buôn với giá rẻ hơn.

Làm nghề buôn táo như Giàng Pàng Mang, mỗi chuyến cũng thu nhập 400.000 đồng. Tuy nhiên, chịu không ít rủi ro trên đường vận chuyển do mùa táo chín cũng là mùa mưa đến. Để đi được quãng đường hơn hai chục cây số từ bản xuống xã, những chiếc Win phải oằn mình lao dốc, vượt những con đèo trơn truồi truội như lươn ngay sát mép vực, chỉ lỏng tay một chút là lao xuống vực như chơi. Còn chuyện đứt xích là chuyện như cơm bữa. Những lúc đó, xe lên không lên, xuống không xuống được, nếu không có xích dự phòng thì chỉ còn nước nhờ người mang lên. Đó là chưa kể những chiếc xe chỉ đi được 1-2 vụ là phải “tân trang”, mới đủ sức “chiến đấu” với những cung đường này.
Trái cây Yên Bái, Đặc sản Yên Bái, trái cây sạch, cây chua chát, cây gan, Lùng Cúng, tu zí, táo mèo, Táo mèo Yên Bái, táo mèo Mù Cang Chải, Táo gai, đào gai, trái sơn tra, trái cây rừng, trái dại, Sơn tra Yên Bái, Sơn tra Mù Cang Chải, trồng sơn tra
Anh Chang A Trừ cho biết cây táo chỉ phát triển ở điều kiện hoang dã. Cây không ưa chăm bón.
Sở hữu gần 200 gốc táo, ông Chang Su Lờ dù tuổi đã cao vẫn rất hăm hở lên rừng hái táo. Năm ngoái, nhà ông thu nhập 16.000.000 đồng từ táo. Năm nay nhìn những cành táo lúc lỉu, ông ước tính sẽ hơn năm ngoái bởi cái giống táo này năm trước ít thì năm sau sẽ rất sai quả.

Với đặc điểm hoang dại, cây táo không cần chăm bón gì, chỉ cần phát cỏ quanh gốc nên rất dễ trồng. Bởi vậy, với gần 3.000 gốc táo đã được giao cho các hộ quản lý, thu hái, dân bản còn trồng thêm những gốc táo mới.
Trái cây Yên Bái, Đặc sản Yên Bái, trái cây sạch, cây chua chát, cây gan, Lùng Cúng, tu zí, táo mèo, Táo mèo Yên Bái, táo mèo Mù Cang Chải, Táo gai, đào gai, trái sơn tra, trái cây rừng, trái dại, Sơn tra Yên Bái, Sơn tra Mù Cang Chải, trồng sơn tra
Những quả táo mèo to, đang độ chín mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân Lùng Cúng.
"Mấy năm nay, người Mông đã trồng và chăm sóc cây sơn tra để thoát nghèo. Hiện nay, trên địa bàn xã có hơn 1.299ha sơn tra, trong đó 400ha đã thu hoạch, diện tích được trồng nhiều nhất ở các bản Lùng Cúng, Phình Ngài. Trồng táo để bản có thêm rừng, để thoát cái đói nghèo, lấy cái bền lâu cho đời con, đời cháu", anh Khờ A Chỉnh, cán bộ xã phụ trách bản cho biết.

Cây táo mèo - hướng thoát nghèo ở Mù Cang Chải.




Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: