Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Lòn bon Tiên Châu năm nay lại mất mùa

Cây lòn bon năm nay ở xã Tiên Châu (Tiên Phước) lại mất mùa, tình trạng này cứ khoảng 3 năm lặp lại một lần, dù người dân và các ngành chức năng đã áp dụng nhiều phương pháp kỹ thuật nhằm khắc phục.
Trái cây Quảng Nam, Đặc sản Quảng Nam, trái cây miền Trung, dâu rừng, trái cây núi rừng, trái cây độc lạ, bòn bon, boòng boong, loòng boong, Nam Trân, lòn bon Tiên Châu, lòn bon Tiên Phước, lòn bon Nông Sơn, lòn bon Trà My, lòn bon Quảng Nam, mùa lòn bon
Hơn 100 cây lòn bon trong khu vườn của ông Tuyết năm nay không ra trái. 

Mất mùa có chu kỳ


Khu vườn của hộ ông Phạm Văn Tuyết (52 tuổi, thôn Hội An, xã Tiên Châu) trồng hơn 100 cây lòn bon. Trong đó, có cây đã được hơn 30 năm tuổi. Những năm trước đây, cứ vào khoảng thời gian giữa tháng 9, vườn lòn bon nhà ông bắt đầu ra trái rất dày.

Theo ông Tuyết, mùa lòn bon năm 2016, ông thu hoạch được hơn 5 tấn trái, bán giá tại vườn với mức 15 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ hết mọi chi phí, ông thu lãi gần 70 triệu đồng.

Tuy nhiên năm nay, dù đã vào thời điểm cuối tháng 9, nhưng hơn 100 gốc lòn bon trong vườn nhà ông Tuyết đều không ra trái. “Mấy năm cũng có mất mùa, nhưng vẫn thu hoạch được khoảng 1 tấn. Năm nay, tôi đã dự đoán trước được tình trạng này, nên từ khi ra tết đã tiến hành che bạt, ủ phân vi sinh ở gốc rất kỹ. Thế mà đến hiện tại, không có cây nào ra trái” - ông Tuyết rầu rĩ nói.

Theo người dân địa phương đánh giá, ông Tuyết là người trồng lòn bon có tiếng ở Tiên Châu, với số lượng cây khá nhiều và có kinh nghiệm chăm sóc, thế nhưng mùa năm nay lại bị mất trắng.

Ông Nguyễn Đình Trứ (50 tuổi, thôn Hội An) cho biết, tính theo âm lịch, nếu năm nào từ tháng Giêng trở đi trời nắng gắt, đến tháng 4 thì mưa rào liên miên thì năm đó lòn bon trúng mùa. Bởi, khoảng thời gian tháng 4 là giai đoạn cây ra hoa, cần rất nhiều nước để đủ điều kiện kết trái đậm.

Nắm được điều đó, nhiều người dân địa phương đã áp dụng phương pháp che bạt ngăn mưa vào mùa xuân và ủ phân hữu cơ vi sinh ở gốc, tưới đậm nước vào mua hè. Tuy nhiên, đến hiện tại, phương pháp này vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực.

Ông Trứ chia sẻ: “Nếu những năm trước, tôi thu hoạch được khoảng 4 tấn thì năm nay, vườn lòn bon của tôi chỉ cho được 8 tạ trái. Dù đã thực hiện nhiều phương pháp kích thích ra trái, nhưng chỉ hiệu quả với những cây có thân trơn tru, còn thân cây nào bị nổ, vỏ cây bong tróc thì không hiệu quả”.
Trái cây Quảng Nam, Đặc sản Quảng Nam, trái cây miền Trung, dâu rừng, trái cây núi rừng, trái cây độc lạ, bòn bon, boòng boong, loòng boong, Nam Trân, lòn bon Tiên Châu, lòn bon Tiên Phước, lòn bon Nông Sơn, lòn bon Trà My, lòn bon Quảng Nam, mùa lòn bon
Ông Trứ cho rằng, những cây bị nổ thân thì dù có áp dụng phương pháp nào cũng không ra trái.

Tiếp tục nghiên cứu


Theo bà Nguyễn Thị Kim Anh - Chủ tịch UBND xã Tiên Châu, hiện trên địa bàn xã có hơn 90% người dân trồng lòn bon trên diện tích khoảng 125ha.

Tình trạng mất mùa lòn bon khoảng 2 - 3 năm xảy ra một lần, UBND xã Tiên Lãnh đã có kiến nghị lên Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước quan tâm, nghiên cứu giúp đỡ. Về phía địa phương, chúng tôi cũng khuyến khích người dân nên đa dạng hóa nhiều loại cây trồng trong vườn để tránh phụ thuộc hoàn toàn vào cây lòn bon, hạn chế rủi ro trước tình trạng mất mùa không kiểm soát được” - bà Anh cho biết.

Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước, cây lòn bon có nguồn gốc từ cây rừng, được người dân địa phương thuần hóa. Chính vì vậy mà loài cây này rất “bảo thủ”, khó kiểm soát vì còn mang đậm những đặc tính tự nhiên.

Là cán bộ phụ trách theo dõi cây lòn bon trên địa bàn huyện, ông Tống Phước Thuần - chuyên viên Phòng NN&PTNT Tiên Phước cho biết, những năm qua phòng đã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của tỉnh và trung ương tổ chức nhiều hội thảo nghiên cứu khoa học dành riêng cho cây lòn bon.
Trái cây Quảng Nam, Đặc sản Quảng Nam, trái cây miền Trung, dâu rừng, trái cây núi rừng, trái cây độc lạ, bòn bon, boòng boong, loòng boong, Nam Trân, lòn bon Tiên Châu, lòn bon Tiên Phước, lòn bon Nông Sơn, lòn bon Trà My, lòn bon Quảng Nam, mùa lòn bon
Từ cây mọc trong rừng bòn bon trở thành cây ăn trái chính của người dân xã Tiên Châu.
Riêng Phòng NN&PTNT huyện cũng đã áp dụng các phương pháp kỹ thuật nghiên cứu, thực hiện triển khai thí điểm tại một số hộ trên địa bàn các xã Tiên Châu và Tiên Cảnh. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự rõ rệt. Cụ thể, trong 3 mô hình thí điểm thì chỉ có 1 mô hình mang lại hiệu quả, nhưng tỷ lệ đạt trái vẫn còn thấp.

Để khắc phục tình trạng mất mùa ở cây lòn bon, chúng tôi cũng đang phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Bộ NN&PTNT) tiếp tục tập trung, mở rộng phạm vi nghiên cứu” - ông Thuần cho biết thêm.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: