Để khôi phục và bảo tồn nguồn giống bưởi lông Cổ Cò, huyện Cái Bè đang triển khai các hợp phần của chương trình phát triển toàn diện đối với bưởi lông Cổ Cò, như: đánh giá vùng thích nghi có chỉ dẫn địa lý làm cơ sở quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh; cải tạo trẻ hóa vườn già cỗi để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; chọn lọc cây đầu dòng và xây dựng vườn giống đầu dòng để nhân giống phục vụ mở rộng vùng chuyên canh…
Cái Bè khôi phục hơn 100 hecta bưởi lông Cổ Cò.
Kết quả, đã triển khai dự án khôi phục vùng nguyên liệu bưởi lông Cổ Cò, cung cấp giống từ cây đầu dòng chất lượng tốt với số hộ được hỗ trợ thực hiện bước đầu hơn 300 hộ với hơn 100 hecta, tập trung tại các xã Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Lợi A và An Thái Trung.
Theo thống kê, toàn huyện Cái Bè có hơn 400 hecta bưởi lông Cổ Cò. Thời gian tới, ngành nông nghiệp thực hiện chương trình hỗ trợ giống trên cơ sở vườn cây đầu dòng hiện có, để đạt diện tích 3.000 hecta chuyên canh theo quy hoạch.
Đồng thời, nhân rộng mô hình sản xuất đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP… hướng đến lợi nhuận vườn cây ăn trái đạt khoảng 100 triệu đồng/hecta/năm.
Lợi nhuận vườn thu được khoảng 100 triệu đồng/hecta/năm. |
Tên “bưởi lông” là do mọi người thấy bên ngoài trái bưởi có lớp lông tơ mịn bao phủ. Trái có dạng hình quả lê, nặng trung bình 0,9 - 1,4 kg/trái; khi chín, vỏ có màu xanh vàng dễ lột và khá mỏng (13 - 16 mm); ruột hồng nhạt; nước khá nhiều, vị ngọt đến chua nhẹ, mùi thơm và ít hạt.
0 nhận xét: