Cây bình bát tên khoa học Annona glabra L (còn có tên là Nê hay Na xiêm) mọc hoang tự nhiên nhiều nơi ở vùng đất thấp ven sông, rạch có nhiều phèn tại miền Tây Nam Bộ. Gần đây, cây bình bát lại giúp nhiều bà con ở xã Trường Long A, huyện Châu thành A hái ra tiền, cải thiện cuộc sống trong lúc nhàn rỗi.
Thu nhập bạc trăm từ cây bình bát bỏ hoang.
Đây là loại cây tạp, thân gỗ nhỏ, sống thọ hàng chục năm, khả năng tái sinh chồi cực kỳ mạnh và chồi cũng lớn rất nhanh, có hệ thống rễ tương đối phát triển và chịu được điều kiện ngập nước trong thời gian khá dài.
Mỗi năm khi hè đến là bình bát vào mùa, những trái bình bát hình tròn dài, da láng, khi sống có màu xanh khi chín vỏ trái có màu vàng cam, có mùi thơm đặc trưng. Cơm bình bát mỏng, màu vàng nhạt, hạt bên trong có màu vàng sậm hơn, có vị ngọt và mùi thơm dìu dịu, bình bát chín thơm dầm với đường và đá là thứ giải khát tuyệt diệu lúc trưa hè
Do cùng họ với với mãng cầu xiêm, nên dân gian miền Tây còn sáng tạo bằng việc ghép chồi non của mãng cầu xiêm vào bình bát. Sau đó thân mãng cầu sống trên gốc cây bình bát.
Trái mãng cầu tháp cho nhiều nước, vị ngọt lẫn chua mềm, thơm và có vị ngon đặc trưng khác đi ít nhiều so với mãng cầu xiêm chính gốc của nó.
Trái bình bát chín vỏ trái có màu vàng cam, có mùi thơm đặc trưng. |
0 nhận xét: