Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Giống nhãn mới - Thanh Nhãn Bạc Liêu

Nhãn Giồng Bạc Liêu có diện tích khá lớn và từ lâu đã có tiếng về chất lượng thơm ngon trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay có một giống nhãn mới với tên gọi là “Thanh Nhãn” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho loại trái cây này và hứa hẹn Thanh Nhãn sẽ trở thành một trong những sản phẩm đặc sản tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu nói chung và du lịch Bạc Liêu nói riêng.
Trái cây Bạc Liêu, Đặc sản Bạc Liêu, trái cây miệt vườn, trái cây đặc sản, nhãn Giồng Bạc Liêu , nhãn xuồng cơm vàng, Thanh Nhãn, Thanh Nhãn Bạc Liêu, Giồng Nhãn Bạc Liêu, giống nhãn mới, trồng nhãn
Thanh Nhãn là một cá thể đột biến trong quần thể Nhãn Giồng Bạc Liêu 
Cô Trần Kiều một chủ vườn nhãn ở ấp Giồng Nhãn A (xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu) cho biết: “Năm 1994, trong mùa thu hái trái, tôi thấy trong vườn nhãn của gia đình có một vài gốc nhãn già cỗi nhưng có những trái nhãn rất ngon. Trái nhãn có màu vàng tươi, cơm dày, khô ráo, vị thơm, ngọt và giòn hơn hẳn những giống nhãn khác trong vườn. Thấy vậy, tôi đã mày mò lấy cành cây nhãn này để tháp bo lên những gốc nhãn cũ trong vườn và đã cho ra đời giống nhãn mới”. 

Trải qua nhiều năm cố gắng và kiên trì, cô đã lai tạo, chăm sóc, bón phân tất cả những cây nhãn lão, nhãn thường trong vườn trở thành nhãn ngon (nhãn giống mới) tức là Thanh nhãn Bạc Liêu hiện nay. Xuất phát từ “Thanh Ngọc” là pháp danh của cô Trần Kiều, bạn bè hay gọi là “Cô Thanh” vì muốn cho mọi người biết và nhớ đến cô mỗi khi ăn được loại nhãn này, nên anh chị em trong gia đình góp ý và qua nhiều lần thuyết phục để lấy tên cô đặt cho giống nhãn mới này là “Thanh Nhãn”. 
Trái cây Bạc Liêu, Đặc sản Bạc Liêu, trái cây miệt vườn, trái cây đặc sản, nhãn Giồng Bạc Liêu , nhãn xuồng cơm vàng, Thanh Nhãn, Thanh Nhãn Bạc Liêu, Giồng Nhãn Bạc Liêu, giống nhãn mới, trồng nhãn
Sản phẩm trái “Thanh Nhãn” Bạc Liêu do cô Trần Kiều lai tạo.
Lúc đầu cô không đồng ý vì cô không muốn nổi tiếng. Sau khi nghe giải thích và thuyết phục rằng giống nhãn này cho trái ăn có vị ngọt thanh, rất phù hợp cho tên gọi “Thanh Nhãn” và cũng là nhãn của Bạc Liêu, cuối cùng cô đồng ý và tên “Thanh Nhãn” Bạc Liêu ra đời. Tuy nhiên, với cô Kiều và nhiều hộ trồng nhãn ở địa phương thì nguồn gốc của cây Thanh Nhãn vẫn còn là một bí ẩn cho đến khi Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh bắt tay vào nghiên cứu.

Qua kết quả bước đầu cho thấy, đây là một cá thể đột biến trong quần thể Nhãn Giồng Bạc Liêu được trồng phổ biến ở đây từ lâu đời. Giống “Thanh Nhãn” có các đặc tính thực vật và nông học gồm: tán cây có hình vòm củ, thân thẳng, sần sùi, có màu trắng, xám lợt, phân cành nghiêng; hoa nhãn có dạng hơi xoè nhìn chung không khác biệt nhiều so với những giống nhãn hiện đang trồng phổ biến ở ĐBSCL như Xuồng Cơm Vàng hay Nhãn Giồng Bạc Liêu; đặc tính trái nhãn hoàn toàn khác biệt với nhãn Giồng Bạc Liêu như to hơn, nặng hơn, cơm dầy, hột nhỏ, ráo và ít nước hơn. Từ những đặc tính đó cho thấy cây Thanh Nhãn đặc biệt thích nghi tốt với vùng đất Giồng ở Bạc Liêu, năng suất đạt trung bình 75kg/cây và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn. 
Trái cây Bạc Liêu, Đặc sản Bạc Liêu, trái cây miệt vườn, trái cây đặc sản, nhãn Giồng Bạc Liêu , nhãn xuồng cơm vàng, Thanh Nhãn, Thanh Nhãn Bạc Liêu, Giồng Nhãn Bạc Liêu, giống nhãn mới, trồng nhãn
Trái Thanh Nhãn to hơn, nặng hơn, cơm dầy, hột nhỏ, ráo và ít nước hơn. 
Ngoài ra, cây Thanh Nhãn có khả năng chịu đông rất tốt. Ưu điểm chịu đông này chưa có trái cây nhiệt đới nào có được. Về trái nhãn do vách tế bào giữ nước của Thanh Nhãn rất dày, nên giúp việc bảo quản trái nhãn rất lâu ở môi trường đông lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu Thanh Nhãn sang các nước trên thế giới. 

Thanh Nhãn: Đặc sản mới của du lịch Bạc Liêu.




Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: