Trong những năm gần đây, thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt từ cây dứa đem lại so với những cây trồng khác, người dân huyện Mường Chà không ngừng mở rộng diện tích trồng dứa. Từ vài héc ta ban đầu, đến nay diện tích dứa của huyện đã tăng lên 140ha tập trung chủ yếu ở 2 xã Na Sang và Sa Lông.
Với khí hậu thổ nhưỡng tương đối phù hợp nên dứa Mường Chà có vị ngọt đậm, chắc quả, được thị trường ưa chuộng hơn dứa tại các tỉnh: Lào Cai, Sơn La. Tuy nhiên, thời gian qua, do tập trung phát triển về diện tích, mạnh ai nấy làm, dẫn đến chất lượng quả không đồng đều.
Trước thực tế đó, căn cứ Quyết định số 3073/QÐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Ðề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”, tháng 3/2017, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã triển khai mô hình trồng dứa theo chuỗi cung ứng dứa an toàn. Thực hiện mô hình là Hợp tác xã Na Sang với 54 hộ dân tham gia, quy mô 61ha.
Hiện nay, đa phần người trồng dứa Mường Chà sử dụng giống dứa Queen (dứa hoàng hậu) cây có hệ số nhân giống cao (trung bình từ 4 - 6 chồi/cây), có thể chịu bóng râm dưới tán cây, thịt quả giòn, có màu sắc và hương vị đậm, bắt mắt. Chị Nguyễn Thị Hồng Gấm, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản cho biết: Nhược điểm của cây dứa Queen có bộ rễ phát triển yếu, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt, nên yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Do đó, khi triển khai mô hình, cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn người dân tuân thủ khâu làm đất, hạn chế phun thuốc diệt cỏ để tránh tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Quy trình trồng tuân thủ tùy theo địa hình để thiết kế; dứa được trồng chủ yếu trên sườn đồi, trồng theo các đường đồng mức để hạn chế dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi với mật độ trồng 40.000 - 60.000 chồi/ha. Bón lót là khâu quan trọng trong quy trình trồng dứa, bởi khi sản xuất truyền thống, chưa theo quy trình, người dân có suy nghĩ bón nhiều phân quả dứa sẽ to hơn, tuy nhiên nếu bón không đúng cách, gây lãng phí; chi phí cho sản xuất lớn nhưng hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, những quy trình như: xới cỏ, tỉa chồi để tăng năng suất, chất lượng quả (loại bỏ chồi cuống và chồi nách để cây tập trung vào chồi chính); xử lý sâu bệnh, phun phòng cũng như thời gian để cách ly khi thu hái và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Nếu tuân thủ quy trình, sản lượng dứa sẽ tăng từ 10 - 15%; thu hoạch từ 33 - 35 tấn quả/ha. Với giá bán trung bình từ 5.000 đồng/quả, mỗi héc ta (khoảng 50.000 gốc), người nông dân sẽ thu 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 100 triệu đồng/ha.
Quy trình trồng tuân thủ tùy theo địa hình để thiết kế; dứa được trồng chủ yếu trên sườn đồi, trồng theo các đường đồng mức để hạn chế dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi với mật độ trồng 40.000 - 60.000 chồi/ha. Bón lót là khâu quan trọng trong quy trình trồng dứa, bởi khi sản xuất truyền thống, chưa theo quy trình, người dân có suy nghĩ bón nhiều phân quả dứa sẽ to hơn, tuy nhiên nếu bón không đúng cách, gây lãng phí; chi phí cho sản xuất lớn nhưng hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, những quy trình như: xới cỏ, tỉa chồi để tăng năng suất, chất lượng quả (loại bỏ chồi cuống và chồi nách để cây tập trung vào chồi chính); xử lý sâu bệnh, phun phòng cũng như thời gian để cách ly khi thu hái và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Nếu tuân thủ quy trình, sản lượng dứa sẽ tăng từ 10 - 15%; thu hoạch từ 33 - 35 tấn quả/ha. Với giá bán trung bình từ 5.000 đồng/quả, mỗi héc ta (khoảng 50.000 gốc), người nông dân sẽ thu 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 100 triệu đồng/ha.
Ông Lê Thanh Tâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã Na Sang cho biết: Khi chưa tham gia mô hình thí điểm chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, sản phẩm dứa Mường Chà đã được một số doanh nghiệp tại Hà Nội đặt hàng để cung ứng lâu dài, tuy nhiên giá thấp nên người dân chưa mặn mà. Qua mô hình, người trồng hiểu sâu hơn về kỹ thuật trong sản xuất, vừa giảm chi phí, sản phẩm lại an toàn, có địa chỉ tiêu thụ, tăng thu nhập cho người trồng.
Các thương lái thu mua sản phẩm dứa tại Mường Chà. |
Cuối tháng 11 vừa qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm - Thủy sản đã cấp giấy chứng nhận cho Hợp tác xã Na Sang sản phẩm dứa đạt chất lượng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Cùng với đó, Chi cục đã hỗ trợ 5.000 tem chứng nhận sản phẩm an toàn và túi đóng gói sản phẩm. Sau khi mô hình kết thúc, sản phẩm dứa Mường Chà đã được đưa vào bày bán tại Siêu thị Tâm Ðỏ (TP. Ðiện Biên Phủ); gian hàng trưng bày sản phẩm rau củ quả an toàn của Công ty Thực phẩm an toàn Sape Green (TP. Ðiện Biên Phủ) và một số đơn vị bao tiêu sản phẩm an toàn tại Hà Nội.
Mô hình chuỗi thực phẩm an toàn cho cây dứa Mường Chà nếu được người dân tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, thì cây dứa sẽ phát triển bền vững và là một trong những loại cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo tại huyện Mường Chà.
0 nhận xét: