Với sản lượng 5.000-6.000 tấn trái mỗi năm, quýt đường Long Trị, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ là một trong những đặc sản đóng góp nhiều cho nền kinh tế nông nghiệp nơi đây.
Thu hoạch Quýt đường Long Trị |
Theo truyền miệng của những lão nông địa phương, quýt đường Long Trị đã có mặt hơn 70 năm nay. Với phẩm chất thơm ngon đặc trưng và sắc màu tươi tắn nên quýt đường được bà con nhân rộng thành những vườn cây rộng lớn. Nếu như diện tích quýt đường đầu năm 2017 là 216ha, thì hiện nay đã tăng lên thêm hơn 53ha. Những năm gần đây, quýt đường Long Trị được thị trường thu mua giá gần 50.000 đồng/kg, một phần vì nhà vườn tuân thủ tốt biện pháp canh tác, phần khác vì sản phẩm đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể. Năng suất và chất lượng trái theo đó cũng không ngừng nâng cao. Sản phẩm cũng góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế của địa phương.
Tuy nhiên, tình trạng mở rộng diện tích ồ ạt vườn quýt dẫn đến việc thiếu nguồn cung cây giống. Nhiều loại giống được gắn mác quýt đường được bày bán trôi nổi không đúng chất lượng khiến cho một số vườn cây bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, sụt giảm phẩm chất. Còn nhớ năm 2014, có gần 100ha quýt đường ở thị xã Long Mỹ bị nhiễm bệnh vàng lá, rụng cuống, với tỷ lệ từ 5-20%. Đáng lo hơn là có khoảng 3ha bị ảnh hưởng trên 50% khiến bà con phải đốn bỏ để trồng lại. Ngoài ra, hiện tượng đỏ đít và đỏ mầu xuất hiện dẫn đến chất lượng trái kém, dễ bị rụng, làm giảm năng suất. Trước tình hình đó, ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với địa phương mời các chuyên gia tới lấy mẫu, theo dõi. Sau đó, nhà khoa học đã trực tiếp hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) quýt đường Long Trị, xã Long Trị về kỹ thuật. Song song đó, xây dựng trại sản xuất giống để HTX sản xuất cây giống đầu dòng chất lượng cung cấp cho người dân địa phương, góp phần giữ gìn và phát triển thương hiệu quýt đường Long Trị.
Theo đó, dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tại Hợp tác xã sản xuất cam xoàn Phương Phú và quýt đường Long Trị, tỉnh Hậu Giang” do tiến sĩ Trần Sỹ Hiếu, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm, đã được triển khai. Sau gần 3 năm thực hiện, dự án đã xây dựng 3 mô hình trồng mới quýt đường với tổng quy mô 3.000m2. Chủ nhiệm còn xây dựng được 3 mô hình xử lý ra hoa nghịch vụ với diện tích 1.000m2/mô hình. Các biện pháp được áp dụng bằng cách bón phân và phun phân qua lá cải thiện phẩm chất trái. Ngoài ra, dự án đã bình tuyển được 5 cây đầu dòng cho quýt đường Long Trị; xây dựng được quy trình canh tác quýt đường để hướng dẫn bà con nông dân cách tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, kích thích ra hoa, phát triển trái và neo trái…
Chính quyền và ngành chức năng thị xã Long Mỹ cũng rất quan tâm và chủ động hỗ trợ bà con. Thị xã đã triển khai đề án “Phục hồi và nâng cao chất lượng cây quýt đường Long Trị trên địa bàn thị xã Long Mỹ giai đoạn 2017-2020” từ hồi năm 2017. Cán bộ kỹ thuật xã Long Trị Huỳnh Trần Thúy Duy cho biết: “Tính đến nay, đề án đã triển khai được hơn 4 tháng. Đề án đã cung cấp giống chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật trồng giúp nhà vườn khắc phục tình trạng thoái hóa giống, dịch bệnh vàng lá thối rễ, nâng cao năng suất cho quýt đường Long Trị”.
Ghé thăm vườn quýt của ông Nguyễn Văn Út, Giám đốc HTX quýt đường Long Trị, ở ấp 8, xã Long Trị, thấy cả vườn cây đang tươi tốt. Ông Út cho biết: “Tôi tham gia dự án để giúp vườn quýt nhà mình và bà con khôi phục phẩm chất và đạt chất lượng VietGAP. Tôi được nhận hỗ trợ từ dự án 45 cây giống quýt đường chiết và 45 cây giống quýt đường ghép trên gốc cam mật trồng với diện tích 1.000m2. Đến nay, cây đã được 29 tháng. Ban đầu mô hình có bị nhiễm vài loại sâu bệnh phổ biến như sâu vẽ bùa, bọ trĩ, bệnh ghẻ, loét trên lá, vàng lá thối rễ, vàng lá gân xanh xuất hiện ở các thời điểm khác nhau. Nhưng qua quá trình chăm sóc bằng việc cắt tỉa cành, phun ngừa các hoạt chất trừ nấm, vi khuẩn theo mỗi giai đoạn nên cây quýt đang phát triển tốt”. Ngoài ra, khi tham gia đề án do Phòng Kinh tế thị xã triển khai, ông Út đã mở rộng thêm 500m2 trồng quýt đường, được hỗ trợ phương pháp ủ phân hữu cơ. Cây đang phát triển tốt và được quản lý sâu bệnh theo biện pháp tổng hợp. Đây cũng là mô hình điểm cho nông dân đến tham quan học hỏi.
Ông Nguyễn Văn Gõ, ở ấp 8, xã Long Trị, chia sẻ: “Gắn bó với cây quýt gần mười năm nay, tôi cũng không nghĩ có lúc mình phải tự lấy dao đốn bỏ. Mấy năm trước, khi vườn quýt phát bệnh vàng lá, rụng cuống, tôi không biết trồng cây gì để nuôi sống cả nhà. Có lúc, tôi trồng cam xen vô thử nhưng cây cũng chết. Bây giờ, các nhà khoa học và cán bộ địa phương đã tìm ra cách giải quyết, tôi rất mừng. Tôi còn được các anh hỗ trợ cây giống, phân bón để trồng phục hồi lại 1,5ha vườn quýt”.
Nâng cao chất lượng cây quýt đường là điều kiện quan trọng để giữ vững thương hiệu, ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân thị xã Long Mỹ nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung. Theo ông Nguyễn Văn Thống, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, mục tiêu mà thị xã đặt ra đến năm 2020 là vùng trồng quýt đường Long Trị đạt từ 195,7ha trở lên, hình thành vùng sản xuất quýt đường chuyên canh gắn với bảo quản, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Nếu được quản lý tốt dịch bệnh, đạt chuẩn VietGAP thì dự kiến mỗi héc-ta quýt mỗi năm sẽ cho năng suất khoảng 22-24 tấn trái, với giá bán trung bình là 25.000 đồng/kg sẽ cho thu nhập hơn 180 triệu đồng/ha. Với diện tích nêu trên, tổng sản lượng trái hàng năm sẽ là 4.700 tấn, giá trị sản phẩm/năm đạt trên 100 tỉ đồng. Như vậy, hiệu quả kinh tế từ việc trồng quýt đường cao hơn so với trồng cây nông nghiệp khác.
Hy vọng rằng, với sự cố gắng của nhà vườn và sự trợ lực của các ngành chức năng sẽ giúp cho “thủ phủ” quýt đường được bền vững, góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cải thiện thu nhập cho nông dân, kinh tế địa phương phát triển.
Tuy nhiên, tình trạng mở rộng diện tích ồ ạt vườn quýt dẫn đến việc thiếu nguồn cung cây giống. Nhiều loại giống được gắn mác quýt đường được bày bán trôi nổi không đúng chất lượng khiến cho một số vườn cây bị ảnh hưởng vì dịch bệnh, sụt giảm phẩm chất. Còn nhớ năm 2014, có gần 100ha quýt đường ở thị xã Long Mỹ bị nhiễm bệnh vàng lá, rụng cuống, với tỷ lệ từ 5-20%. Đáng lo hơn là có khoảng 3ha bị ảnh hưởng trên 50% khiến bà con phải đốn bỏ để trồng lại. Ngoài ra, hiện tượng đỏ đít và đỏ mầu xuất hiện dẫn đến chất lượng trái kém, dễ bị rụng, làm giảm năng suất. Trước tình hình đó, ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã phối hợp với địa phương mời các chuyên gia tới lấy mẫu, theo dõi. Sau đó, nhà khoa học đã trực tiếp hỗ trợ Hợp tác xã (HTX) quýt đường Long Trị, xã Long Trị về kỹ thuật. Song song đó, xây dựng trại sản xuất giống để HTX sản xuất cây giống đầu dòng chất lượng cung cấp cho người dân địa phương, góp phần giữ gìn và phát triển thương hiệu quýt đường Long Trị.
Theo đó, dự án “Nâng cao năng suất, chất lượng đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP tại Hợp tác xã sản xuất cam xoàn Phương Phú và quýt đường Long Trị, tỉnh Hậu Giang” do tiến sĩ Trần Sỹ Hiếu, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm, đã được triển khai. Sau gần 3 năm thực hiện, dự án đã xây dựng 3 mô hình trồng mới quýt đường với tổng quy mô 3.000m2. Chủ nhiệm còn xây dựng được 3 mô hình xử lý ra hoa nghịch vụ với diện tích 1.000m2/mô hình. Các biện pháp được áp dụng bằng cách bón phân và phun phân qua lá cải thiện phẩm chất trái. Ngoài ra, dự án đã bình tuyển được 5 cây đầu dòng cho quýt đường Long Trị; xây dựng được quy trình canh tác quýt đường để hướng dẫn bà con nông dân cách tỉa cành, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, kích thích ra hoa, phát triển trái và neo trái…
Chính quyền và ngành chức năng thị xã Long Mỹ cũng rất quan tâm và chủ động hỗ trợ bà con. Thị xã đã triển khai đề án “Phục hồi và nâng cao chất lượng cây quýt đường Long Trị trên địa bàn thị xã Long Mỹ giai đoạn 2017-2020” từ hồi năm 2017. Cán bộ kỹ thuật xã Long Trị Huỳnh Trần Thúy Duy cho biết: “Tính đến nay, đề án đã triển khai được hơn 4 tháng. Đề án đã cung cấp giống chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật trồng giúp nhà vườn khắc phục tình trạng thoái hóa giống, dịch bệnh vàng lá thối rễ, nâng cao năng suất cho quýt đường Long Trị”.
Quýt đường Long Trị được nhiều người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn. |
Ông Nguyễn Văn Gõ, ở ấp 8, xã Long Trị, chia sẻ: “Gắn bó với cây quýt gần mười năm nay, tôi cũng không nghĩ có lúc mình phải tự lấy dao đốn bỏ. Mấy năm trước, khi vườn quýt phát bệnh vàng lá, rụng cuống, tôi không biết trồng cây gì để nuôi sống cả nhà. Có lúc, tôi trồng cam xen vô thử nhưng cây cũng chết. Bây giờ, các nhà khoa học và cán bộ địa phương đã tìm ra cách giải quyết, tôi rất mừng. Tôi còn được các anh hỗ trợ cây giống, phân bón để trồng phục hồi lại 1,5ha vườn quýt”.
Nâng cao chất lượng cây quýt đường là điều kiện quan trọng để giữ vững thương hiệu, ổn định sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân thị xã Long Mỹ nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung. Theo ông Nguyễn Văn Thống, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, mục tiêu mà thị xã đặt ra đến năm 2020 là vùng trồng quýt đường Long Trị đạt từ 195,7ha trở lên, hình thành vùng sản xuất quýt đường chuyên canh gắn với bảo quản, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Nếu được quản lý tốt dịch bệnh, đạt chuẩn VietGAP thì dự kiến mỗi héc-ta quýt mỗi năm sẽ cho năng suất khoảng 22-24 tấn trái, với giá bán trung bình là 25.000 đồng/kg sẽ cho thu nhập hơn 180 triệu đồng/ha. Với diện tích nêu trên, tổng sản lượng trái hàng năm sẽ là 4.700 tấn, giá trị sản phẩm/năm đạt trên 100 tỉ đồng. Như vậy, hiệu quả kinh tế từ việc trồng quýt đường cao hơn so với trồng cây nông nghiệp khác.
Hy vọng rằng, với sự cố gắng của nhà vườn và sự trợ lực của các ngành chức năng sẽ giúp cho “thủ phủ” quýt đường được bền vững, góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cải thiện thu nhập cho nông dân, kinh tế địa phương phát triển.
0 nhận xét: