Hiện nay, mô hình trồng dừa uống nước đang được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) lựa chọn, bởi cho hiệu quả kinh tế khá, lại ít tốn công chăm sóc.
Trong đó giống dừa uống nước Mã Lai được nhiều người trồng, vì giống dừa này có ưu điểm là ít bị đuông ăn, vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thơm, thân nhỏ nên có thể trồng ở diện tích hẹp.
Trồng dừa uống nước Mã Lai tại Chợ Gạo. |
Theo nhiều nhà vườn, sau 3 năm trồng, dừa Mã Lai bắt đầu cho trái. Nếu được chăm sóc tốt, mỗi 1 công đất (1.000m2) trồng dừa Mã Lai mỗi tháng cho thu hoạch khoảng từ 400 - 500 trái, với giá 90.000 đồng/chục (12 trái) như hiện nay, mỗi tháng người trồng dừa thu nhập gần 3 triệu đồng/công đất.
Để dừa đạt năng suất thì bên cạnh bón phân hóa học, nhà vườn phải chú trọng bón thêm phân chuồng, ủ gốc để tạo độ ẩm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Ngoài ra với giống dừa Mã Lai, khâu chăm sóc có một số khác biệt so với các loại dừa khác. Khi cây có đợt trái đầu tiên đến 5 - 7 năm sau, phải dùng tre chống đỡ các buồng dừa để tránh tình trạng buồng bị gãy giữa chừng. Bên cạnh đó, để giúp buồng dừa bám chặt vào thân cây thì không nên làm vệ sinh đọt dừa bởi các yếm dừa sẽ giữ buồng chắc chắn hơn.
Nhiều nhà vườn trồng dừa Mã Lai cho biết, nếu dừa ở mức giá 40.000 đồng/chục (12 trái), người trồng dừa vẫn có nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa, màu mà lại ít tốn công chăm sóc. Ngoài ra, khi trồng dừa, nông dân có thể trồng xen các loại màu ngắn ngày để tăng thêm thu nhập theo hình thức "lấy ngắn nuôi dài".
Ngoài ra với giống dừa Mã Lai, khâu chăm sóc có một số khác biệt so với các loại dừa khác. Khi cây có đợt trái đầu tiên đến 5 - 7 năm sau, phải dùng tre chống đỡ các buồng dừa để tránh tình trạng buồng bị gãy giữa chừng. Bên cạnh đó, để giúp buồng dừa bám chặt vào thân cây thì không nên làm vệ sinh đọt dừa bởi các yếm dừa sẽ giữ buồng chắc chắn hơn.
Nông dân có nguồn thu nhập ổn định hơn khi trồng dừa Mã Lai. |
Mun mua cây giống thì phải làm sao
Trả lờiXóa