Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Ninh Bình: Mùa quả trám đặc sản của Kỳ Phú

Những cụ cao niên ở xã miền núi Kỳ Phú, huyện Nho Quan cho biết, ngay từ khi còn bé họ đã thấy những cây trám cao chọc trời và họ khẳng định vùng đất này chính là nơi sinh ra những quả trám ngon nhất.
Trái cây Ninh Bình, Đặc sản Ninh Bình, trái rừng, trái dại, trái mọc hoang, trái đặc sản, trái trám, gián quả, thanh quả, quả trám, Canarium, trám trắng, trám đen, trám rừng, trám tự nhiên, đặc sản trám, Trám Kỳ Lão, Trám Kỳ Phú, Trám Ninh Bình, trồng trám
Quả trám còn có tên gián quả, thanh quả,... (miền Trung gọi Mác cơm và cà na ở miền Nam).
Mùa này nếu có dịp đến với Kỳ Phú, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những cây trám to, xanh mướt với quả sai lúc lỉu nơi đầu cành. Theo người dân địa phương, trám có 2 loại, trám xanh và trám đen. Trám đen đã được nhiều người nhắc tới nhưng ít ai biết trám xanh cũng mang một hương vị riêng và đã một lần được thưởng thức các món ăn chế biến từ những quả trám xanh, bạn sẽ mê ngay thứ quả xứ đồng rừng này.

Tới thăm gia đình cụ Đinh Thị Chăm, ở bản Ao - một trong những hộ đang sở hữu số cây trám nhiều nhất nhì xã. Lần theo trí nhớ, cụ Chăm kể lại, cây trám xuất hiện trên vùng đất này lâu lắm rồi. Có người gọi là cây trám, có người gọi là cây bùi vì quả ăn rất bùi, ngoài ra mọi người còn phân biệt ra thành 2 loại trám xanh và trám đen hay trám ngày và trám đêm tùy vào màu sắc quả. 

Những cây trám ở đây dường như được mọc lên một cách tự nhiên, nhà nhà có thể hái quả đem đi bán. Trám thường ra hoa vào tháng 2 và cho thu hoạch vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm. Cây trám cao nên việc thu hoạch khá vất vả, bên cạnh việc trèo lên cây hái, người ta còn dùng sào, rọ để bẻ từng cành cẩn thận.
Trái cây Ninh Bình, Đặc sản Ninh Bình, trái rừng, trái dại, trái mọc hoang, trái đặc sản, trái trám, gián quả, thanh quả, quả trám, Canarium, trám trắng, trám đen, trám rừng, trám tự nhiên, đặc sản trám, Trám Kỳ Lão, Trám Kỳ Phú, Trám Ninh Bình, trồng trám
Trái trám đen (Canarium nigrum Engl) còn gọi cây bùi màu tím thẫm.
Cụ Chăm tự hào: Cái danh “Trám Kỳ Lão” nổi tiếng từ xa xưa bởi những đặc điểm khác biệt hẳn với trám ở Hòa Bình, Thanh Hóa hay bất kỳ vùng đất nào. Quả trám ở đây khi chín vào thời điểm vừa bứt xuống, nuốm quả màu vàng tươi chứ không hề sẫm màu; quả to bé thì tùy cây nhưng da quả nào cũng căng mọng, mỡ màng. 

Thịt quả khi om lên mọi người ăn vào sẽ cảm nhận được vị bùi, ngậy, đậm đà không hề bị cứng và cũng không thấy vị chát. Ngon như vậy nên trám ở đây chả mấy khi ế hàng. Đặc biệt, thời xưa đói kém, quả trám là thức ăn chính ưa thích của người dân nên bán rất chạy. Trám trở thành nguồn thu chính nuôi sống nhiều gia đình trong bản.

Thế nhưng, những người dân ở đây cho biết, cây trám cũng có lúc “thịnh” lúc “suy”. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi đời sống được cải thiện, món quả trám xuất hiện thưa dần trong mâm cơm của các gia đình, cây trám dần bị chặt bỏ và bị các cây chè, cây sắn, cây keo lấn át. Nhà nhiều thì để lại chục cây, nhà ít chỉ còn vài cây trám trong vườn. 
Trái cây Ninh Bình, Đặc sản Ninh Bình, trái rừng, trái dại, trái mọc hoang, trái đặc sản, trái trám, gián quả, thanh quả, quả trám, Canarium, trám trắng, trám đen, trám rừng, trám tự nhiên, đặc sản trám, Trám Kỳ Lão, Trám Kỳ Phú, Trám Ninh Bình, trồng trám
Trái trám trắng (Canarium album Raeusch) còn gọi trám xanh.
Đến thời điểm này, xã hội lại đang ưa chuộng thực phẩm “sạch”, dân giã, quả trám lấy lại được giá trị của mình. Số cây trám còn sót lại, nay lại thành của quý, của hiếm. Trám bán kiểu đếm quả, cứ 70-80 nghìn đồng/100 quả. Cây trám nào sai cho 1 vạn quả/1 năm, thu về cả 7-8 triệu đồng. Nhà nào có khoảng 2 chục cây trám là đã cầm chắc trong tay vài chục triệu đồng rồi.

Trao đổi với ông Bùi Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú được biết: Có một thực tế là, khoảng hơn chục năm nay, do khó khăn về thị trường tiêu thụ nên số lượng cây trám trên địa bàn xã bị giảm rất nhiều. Trên địa bàn xã hiện nay chỉ còn ngót nghét 200 cây trám đen địa phương, riêng cây trám xanh chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, tập trung ở các bản Sau, bản Cả, bản Ao, bản Mét. 

Hiện nay, cây trám đang lấy lại được vị thế, quả trám có giá trị cao. Qua theo dõi hàng năm, mỗi cây đã đến tuổi thành thục (tuổi đời từ 15-20 năm) cho quả đạt trên 1 vạn, với giá như hiện nay từ 70-80 nghìn đồng/100 quả. Nếu như mỗi hộ có 5-6 cây trong vườn cũng thu được từ 20-25 triệu đồng/năm. Do vậy chính quyền xã xác định đây sẽ là cây trồng xóa đói, giảm nghèo và thậm chí làm giàu cho người dân.
Trái cây Ninh Bình, Đặc sản Ninh Bình, trái rừng, trái dại, trái mọc hoang, trái đặc sản, trái trám, gián quả, thanh quả, quả trám, Canarium, trám trắng, trám đen, trám rừng, trám tự nhiên, đặc sản trám, Trám Kỳ Lão, Trám Kỳ Phú, Trám Ninh Bình, trồng trám
Các cây trám trên địa bàn hầu hết đang tồn tại chủ yếu là mọc tự nhiên.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đối với phát triển cây trám là không có cây giống chất lượng cao. Các cây trám trên địa bàn hầu hết đang tồn tại chủ yếu là mọc tự nhiên hoặc do người dân tự trồng bằng hạt. Cây trồng không được chọn lọc, đầu tư chăm sóc nên năng suất không ổn định, năm được, năm mất, chất lượng quả không được đồng đều. Hơn nữa cây trồng bằng hạt nên rất lâu có quả (7-10 năm mới bói quả), cây có bộ khung tán cao nên khó khăn cho việc thu hoạch, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh… 

Trước thực trạng này, chúng tôi rất mong muốn có được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học trong việc vào cuộc nghiên cứu đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào để bảo vệ và phát huy được nguồn giống trám đặc sản của Kỳ Phú. Tạo ra các cây giống chất lượng cao, rút ngắn thời gian ra quả, đồng thời đưa ra quy trình trồng thâm canh cây trám thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: