Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Nông dân Krông Bông đổ xô trồng dứa đồi

Những năm gần đây, cây dứa đồi đã giúp nhiều hộ dân ở 2 xã vùng sâu của huyện Krông Bông là Cư Đrăm và Yang Mao có nguồn thu nhập cao với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha từ việc bán quả và giống.
trái cây Đăk Lăk, đặc sản Đắc Lắc, trái cây Tây Nguyên, trái cây Cao Nguyên, dứa gai, dứa xanh, dứa đồi, dứa Cư Đrăm, dứa Yang Mao, dứa Krông Bông, dứa Daklak, khóm Đắk Lắk, dứa Đắc Lắc, dứa Tây Nguyên, trồng dứa
Thương lái vào tận nhà dân mua dứa tại huyện Krông Bông.
Thấy vậy hàng trăm hộ dân ở đây đang tiếp tục chuyển đổi diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dứa đồi.

Ông Trần Văn Tư (thôn 1, xã Cư Đrăm) hiện có hơn 2 ha dứa đang cho thu hoạch, ước tính vụ này sẽ thu hơn 3.000 quả dứa. Với giá bán buôn bình quân 15.000 đồng/quả, gia đình ông thu về hơn 450 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn thu về gần 50 triệu đồng tiền bán giống dứa. Đất vườn của gia đình ông Tư khá dốc, trước đây trồng điều và keo lá tràm không hiệu quả nên ông đã chặt bỏ để trồng 30.000 gốc dứa. Thấy cây dứa mang lại hiệu quả, ông Tư dự định mở rộng thêm hơn 2 ha nữa. Ông Tư cho biết: “Mấy năm nay giá dứa ổn định. Dứa thu hoạch đến đâu, thương lái vào tận vườn mua hết đến đó. Trồng dứa mang lại lợi nhuận gấp hàng chục lần các loại cây trồng khác. Vì vậy vừa rồi tôi quyết định chặt bỏ 1,5 ha điều và gần 1 ha cà phê kém hiệu quả để trồng thêm 30.000 gốc dứa”.

Theo thống kê, hiện nay 2 xã Cư Đrăm và Yang Mao có khoảng 120 ha dứa (trong đó xã Cư Đrăm 90 ha, xã Yang Mao 30 ha), sản lượng gần 3.600 tấn, tăng 4 lần so với năm 2015.

Gia đình anh Võ Tấn Yên (thôn 1, xã Cư Đrăm) trước đây thuộc diện khó khăn. Cách đây 2 năm, anh mạnh dạn trồng 8 sào dứa ở vùng đất dốc. Với giá bán buôn hiện nay, ước tính diện tích 8 sào dứa mùa này, gia đình anh Yên sẽ thu về khoảng 120 triệu đồng. Dù mới thấy hiệu quả bước đầu nhưng anh vẫn dự định mở rộng thêm diện tích bởi theo anh, trồng dứa chi phí thấp, ít bón phân, không phải tưới nước, chủ yếu là công trồng, làm cỏ, thu hoạch.
trái cây Đăk Lăk, đặc sản Đắc Lắc, trái cây Tây Nguyên, trái cây Cao Nguyên, dứa gai, dứa xanh, dứa đồi, dứa Cư Đrăm, dứa Yang Mao, dứa Krông Bông, dứa Daklak, khóm Đắk Lắk, dứa Đắc Lắc, dứa Tây Nguyên, trồng dứa
Người dân vùng sâu Krông Bông đổ xô trồng dứa đồi.
Có thể nói, hiệu quả kinh tế mà cây dứa mang lại trong những năm qua đã giúp nhiều hộ dân ở các xã vùng sâu của huyện Krông Bông có được nguồn thu nhập cao. Việc đổ xô trồng dứa khiến diện tích loại cây này tăng đột biến. Bên cạnh một số hộ tự phát, hiện nay bà con nông dân các xã vẫn đang tiếp tục chuyển đổi, trồng mới hàng chục héc-ta dứa từ nguồn vốn sinh kế của Dự án giảm nghèo Tây Nguyên.

Diện tích dứa ngày càng tăng trong khi đầu ra, giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào tiểu thương ở các nơi về mua đã đặt ra mối lo ngại về hiệu quả bền vững của loại cây này trong thời gian tới. Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Cư Đrăm cho biết: “Đầu ra của cây dứa hiện nay chỉ là các tiểu thương ở địa phương mua gom bán buôn lại cho đầu mối các chợ ở Buôn Ma Thuột và một số chợ ở các huyện; giống dứa thì chủ yếu được cung cấp cho các xã trong huyện và một số xã của huyện Krông Pắc”.

Thiết nghĩ, để phát triển bền vững, tránh tình trạng “được giá thì đổ xô trồng, đến khi ồ ạt trồng thì… rớt giá”, cơ quan chức năng cần chủ động đề ra quy hoạch phát triển cây dứa ở địa phương; đồng thời hỗ trợ bà con nông dân trong việc tìm kiếm đầu ra ổn định cho loại nông sản này.

Mô hình trồng dứa hiệu quả ở Đắk Lắk.




Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: